233A1387-1746495707-1746515963.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fi_KWdLjrBFjHkmXb2MhpQ

Khoảng 250 cổ vật Phật giáo miền Bắc được trưng bày tại một góc Học viện Phật giáo Việt Nam, huyện Bình Chánh từ ngày 5 đến 9/5. Hoạt động nằm trong chương trình triển lãm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Đại lễ Vesak 2025, do Văn phòng Bảo tồn Di sản Phật giáo Đại Dương Sùng Phúc Tự tổ chức.

Trong không gian gần 100 m2, triển lãm chia thành các khu theo chủ đề tam bảo Phật - Pháp - Tăng. Nhóm nghiên cứu mất nhiều năm đi đến các chùa mượn hoặc sưu tầm cổ vật.

Triển lãm thu hút nhiều tăng ni, Phật tử cùng người dân trong nước, quốc tế tới tham quan. "Các hiện vật được chú thích đầy đủ bằng cả tiếng Anh giúp tôi hiểu biết hơn về văn hóa Phật giáo ở Việt Nam", nhà sư Wajiragnana Thero (trái), đến từ Sri Lanka cho biết.

Khoảng 250 cổ vật Phật giáo miền Bắc được trưng bày tại một góc Học viện Phật giáo Việt Nam, huyện Bình Chánh từ ngày 5 đến 9/5. Hoạt động nằm trong chương trình triển lãm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Đại lễ Vesak 2025, do Văn phòng Bảo tồn Di sản Phật giáo Đại Dương Sùng Phúc Tự tổ chức.

Trong không gian gần 100 m2, triển lãm chia thành các khu theo chủ đề tam bảo Phật - Pháp - Tăng. Nhóm nghiên cứu mất nhiều năm đi đến các chùa mượn hoặc sưu tầm cổ vật.

Triển lãm thu hút nhiều tăng ni, Phật tử cùng người dân trong nước, quốc tế tới tham quan. "Các hiện vật được chú thích đầy đủ bằng cả tiếng Anh giúp tôi hiểu biết hơn về văn hóa Phật giáo ở Việt Nam", nhà sư Wajiragnana Thero (trái), đến từ Sri Lanka cho biết.

233A1204-1746496263-1746496298.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=W6GdlCiSQC9VUfeL8CLkrw
233A1166-1746495731.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1ah77iEogn2RxbVZe_uopQ

Chiếc âu gốm men ngọc thời Trần (1225-1400), sưu tầm tại chùa Long Động, tỉnh Quảng Ninh. Cổ vật với hoa văn dây lá khắc vào xương gốm, nằm dưới lớp men. Phần gần mép miệng, xung quanh có các chấm nổi tròn.

Phía dưới là áo cà sa bằng vải nâu thời Nguyễn (1802-1945). Cà sa (phiên âm từ Phạn ngữ Kasāya) là một loại áo dài lễ Phật, mặc ngoài của giới tăng lữ Phật giáo, may bằng các mảnh vải ghép lại, có hình chữ nhật dài để quấn quanh người.

Chiếc âu gốm men ngọc thời Trần (1225-1400), sưu tầm tại chùa Long Động, tỉnh Quảng Ninh. Cổ vật với hoa văn dây lá khắc vào xương gốm, nằm dưới lớp men. Phần gần mép miệng, xung quanh có các chấm nổi tròn.

Phía dưới là áo cà sa bằng vải nâu thời Nguyễn (1802-1945). Cà sa (phiên âm từ Phạn ngữ Kasāya) là một loại áo dài lễ Phật, mặc ngoài của giới tăng lữ Phật giáo, may bằng các mảnh vải ghép lại, có hình chữ nhật dài để quấn quanh người.

233A1218-1746495724.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=x1-JIvPVz-bok_RRZvBaCA

Không gian Phật trưng bày các hiện vật tượng, lư hương, kinh sách, linh vật, pháp khí.

Theo Thượng tọa Thích Thanh Phương - Giám đốc Văn phòng (Trưởng đoàn), việc trưng bày nhằm giới thiệu một lát cắt sống động của hơn 2.000 năm Phật giáo gắn bó với đời sống văn hóa, tâm linh của dân tộc.

Không gian Phật trưng bày các hiện vật tượng, lư hương, kinh sách, linh vật, pháp khí.

Theo Thượng tọa Thích Thanh Phương - Giám đốc Văn phòng (Trưởng đoàn), việc trưng bày nhằm giới thiệu một lát cắt sống động của hơn 2.000 năm Phật giáo gắn bó với đời sống văn hóa, tâm linh của dân tộc.

233A1251-1746496014-1746496033.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=SxkeRVvbRh_VHiW82dErqg
233A1222-1746495722.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GD8l3-64WzFRHT1wRd_vsw

Lư hương gốm men lam xám thế kỷ 16, tại chùa Hói (Hải Dương).

Cổ vật cao 16,5 cm, dáng hình trụ, thân giữa phình rộng, thu nhỏ dần về hai phía miệng và đáy. Miệng lư loe cao ra ngoài, trang trí bằng họa tiết hoa chấm tròn đều đặn. Phần thân phình rộng cũng được trang trí các chấm tròn gợi hình bông hoa. Chiếc lư hương là minh chứng sinh động cho đời sống tôn giáo và nghệ thuật gốm Việt Nam thế kỷ 16.

Lư hương gốm men lam xám thế kỷ 16, tại chùa Hói (Hải Dương).

Cổ vật cao 16,5 cm, dáng hình trụ, thân giữa phình rộng, thu nhỏ dần về hai phía miệng và đáy. Miệng lư loe cao ra ngoài, trang trí bằng họa tiết hoa chấm tròn đều đặn. Phần thân phình rộng cũng được trang trí các chấm tròn gợi hình bông hoa. Chiếc lư hương là minh chứng sinh động cho đời sống tôn giáo và nghệ thuật gốm Việt Nam thế kỷ 16.

233A1243-1746495717.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Wh2waVFxS15Q_HZYTcjrLw

Đăng đối ở hai bên lư hương là đôi tượng chim anh vũ bằng gỗ, thời Lê Trung Hưng (1533-1789), nguồn gốc Nam Định.

Đôi tượng cao 54 cm, phần đầu hướng cao thể hiện thần thái kiêu hãnh. Mỏ chim bị gãy, thân trang trí bằng hoa văn mây lửa, trong khi phần chân thể hiện kỹ thuật chạm khắc với họa tiết vảy rồng.

Trong Kinh Tạp Bảo Tạng - Quyển II, có ghi chép một truyền thuyết cảm động về chim Anh Vũ. Theo đó, tại núi Tuyết có một khu rừng trúc rộng lớn đang bị cháy. Một con chim Anh Vũ tên Hoan Hỷ Thủ không quản nguy hiểm, liền dùng bộ lông của mình nhúng nước rồi bay lên cao, rũ nước lên đám cháy dập tắt ngọn lửa. Trước tấm lòng từ bi, Thích Đề Hoàn Nhân đã cảm động và tạo mưa lớn để cứu muôn loài thoát khỏi tai ương.

Đăng đối ở hai bên lư hương là đôi tượng chim anh vũ bằng gỗ, thời Lê Trung Hưng (1533-1789), nguồn gốc Nam Định.

Đôi tượng cao 54 cm, phần đầu hướng cao thể hiện thần thái kiêu hãnh. Mỏ chim bị gãy, thân trang trí bằng hoa văn mây lửa, trong khi phần chân thể hiện kỹ thuật chạm khắc với họa tiết vảy rồng.

Trong Kinh Tạp Bảo Tạng - Quyển II, có ghi chép một truyền thuyết cảm động về chim Anh Vũ. Theo đó, tại núi Tuyết có một khu rừng trúc rộng lớn đang bị cháy. Một con chim Anh Vũ tên Hoan Hỷ Thủ không quản nguy hiểm, liền dùng bộ lông của mình nhúng nước rồi bay lên cao, rũ nước lên đám cháy dập tắt ngọn lửa. Trước tấm lòng từ bi, Thích Đề Hoàn Nhân đã cảm động và tạo mưa lớn để cứu muôn loài thoát khỏi tai ương.

233A1262-1746495710.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=rNxQtZyQ-qJ8OE1isH0byQ

Bộ kinh in thời Nguyễn, sưu tầm ở chùa Quán sứ (Hà Nội).

Không gian Pháp trưng bày mộc bản và các bộ kinh sách cổ nhà Phật, là cổ vật chiếm số lượng lớn tại triển lãm.

Bộ kinh in thời Nguyễn, sưu tầm ở chùa Quán sứ (Hà Nội).

Không gian Pháp trưng bày mộc bản và các bộ kinh sách cổ nhà Phật, là cổ vật chiếm số lượng lớn tại triển lãm.

233A1239-1746495719.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PktfLJrwAwxvrVvINxZyMQ

Tủ đựng kinh thời Nguyễn, chế tác bằng gỗ, rộng 42 cm, cao 99 cm.

Tủ đựng kinh thời Nguyễn, chế tác bằng gỗ, rộng 42 cm, cao 99 cm.

IMG-8538-1746495704.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vnU4Fp7J-aHs_Uc8fykeTg

Mộc bản thời nhà Nguyễn trưng bày tại triển lãm.

Mộc bản là những bản khắc trên chất liệu gỗ, nội dung được khắc ngược bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, phục vụ cho mục đích in ấn kinh sách thời xưa.

Mộc bản thời nhà Nguyễn trưng bày tại triển lãm.

Mộc bản là những bản khắc trên chất liệu gỗ, nội dung được khắc ngược bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, phục vụ cho mục đích in ấn kinh sách thời xưa.

233A1377-1746495709.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4oeLdeIYWPig2AwD6P7NLg

Sắc phong vua Tự Đức (trị vì 1847-1883) ban cho một miếu thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Bắc Giang.

Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) là vua thứ ba triều Trần, lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh bại quân Nguyên - Mông. Sau khi nhường ngôi, ông xuất gia tu hành trên núi Yên Tử, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm - dòng thiền thuần Việt đầu tiên, kết hợp tinh thần Phật giáo với tư tưởng yêu nước và trị quốc.

Lần thứ tư Việt Nam đăng cai tổ chức đại lễ Vesak, sau ba kỳ diễn ra vào các năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, năm 2014 tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, năm 2019 tại chùa Tam Chúc, Hà Nam. Ban tổ chức dự kiến đại biểu từ hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng khoảng 10.000 Phật tử tham gia ngày hội lớn nhất của tín đồ Phật giáo trên thế giới.

Sắc phong vua Tự Đức (trị vì 1847-1883) ban cho một miếu thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Bắc Giang.

Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) là vua thứ ba triều Trần, lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh bại quân Nguyên - Mông. Sau khi nhường ngôi, ông xuất gia tu hành trên núi Yên Tử, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm - dòng thiền thuần Việt đầu tiên, kết hợp tinh thần Phật giáo với tư tưởng yêu nước và trị quốc.

Lần thứ tư Việt Nam đăng cai tổ chức đại lễ Vesak, sau ba kỳ diễn ra vào các năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, năm 2014 tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, năm 2019 tại chùa Tam Chúc, Hà Nam. Ban tổ chức dự kiến đại biểu từ hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng khoảng 10.000 Phật tử tham gia ngày hội lớn nhất của tín đồ Phật giáo trên thế giới.

Quỳnh Trần

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022