Triển lãm mang chủ đề "Thanh Ngoạn" của Bảo tàng lịch sử TP HCM giới thiệu gần 200 cổ vật thuộc văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đồng Nai, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… do các nhà sưu tập Thân Việt Hùng, Nguyễn Đông Nhựt, Huỳnh Chí Thanh, Nguyễn Thị Tuyết sưu tầm.
Trong đó khoảng một nửa số cổ vật là những vật dụng có từ thế kỷ 19, 20 liên quan đến cung đình nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Triển lãm mang chủ đề "Thanh Ngoạn" của Bảo tàng lịch sử TP HCM giới thiệu gần 200 cổ vật thuộc văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đồng Nai, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… do các nhà sưu tập Thân Việt Hùng, Nguyễn Đông Nhựt, Huỳnh Chí Thanh, Nguyễn Thị Tuyết sưu tầm.
Trong đó khoảng một nửa số cổ vật là những vật dụng có từ thế kỷ 19, 20 liên quan đến cung đình nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Nổi bật là cuốn sách làm bằng kim loại được chế tác năm 1869, dưới thời vua Tự Đức (trị vì 1847-1883) - hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Sách kim loại là loại văn bản thường làm bằng vàng, bạc, bạc mạ vàng, đồng... dùng để ghi các sự kiện quan trọng như dâng thụy hiệu cho hoàng đế, hoàng hậu, lập thái tử, tấn tôn các phi tần trong hậu cung hoặc phong tước cho các hoàng tử...
Nổi bật là cuốn sách làm bằng kim loại được chế tác năm 1869, dưới thời vua Tự Đức (trị vì 1847-1883) - hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Sách kim loại là loại văn bản thường làm bằng vàng, bạc, bạc mạ vàng, đồng... dùng để ghi các sự kiện quan trọng như dâng thụy hiệu cho hoàng đế, hoàng hậu, lập thái tử, tấn tôn các phi tần trong hậu cung hoặc phong tước cho các hoàng tử...
Tiền thưởng bằng đồng, bạc (góc trái), kim khánh, kim bội... dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Khải Định của nhà sưu tập Nguyễn Thị Tuyết. Cổ nhất là tiền thưởng bằng bạc được đúc dưới thời vua Minh Mạng (trị vì 1820-1841) - hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn.
Tiền thưởng bằng đồng, bạc (góc trái), kim khánh, kim bội... dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Khải Định của nhà sưu tập Nguyễn Thị Tuyết. Cổ nhất là tiền thưởng bằng bạc được đúc dưới thời vua Minh Mạng (trị vì 1820-1841) - hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn.
Những con dấu (tín ký) bằng ngà có niên đại đầu thế kỷ 20.
Những con dấu (tín ký) bằng ngà có niên đại đầu thế kỷ 20.
Thẻ bài bằng ngà do các quan lại trong triều đình Nguyễn sử dụng đầu thế kỷ 20.
Thẻ bài bằng ngà do các quan lại trong triều đình Nguyễn sử dụng đầu thế kỷ 20.
Một văn bản bằng giấy với nội dung vua Duy Tân thưởng kim bội cùng dây đeo loại tốt, ban cho phu nhân kỹ sư Đốc lý nha công chánh của nước Pháp vào năm 1910.
Một văn bản bằng giấy với nội dung vua Duy Tân thưởng kim bội cùng dây đeo loại tốt, ban cho phu nhân kỹ sư Đốc lý nha công chánh của nước Pháp vào năm 1910.
Hàng chục vật dụng như bình, dĩa, hộp, chén... thuộc nghệ thuật pháp lam, được sử dụng trong cung đình Huế, xưa nhất là cổ vật có từ thời vua Minh Mạng.
Pháp lam có xuất xứ từ phương Tây được những người thợ Trung Quốc tiếp thu, cải biến và truyền bá sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Năm 1827, vua Minh Mạng cho đặt Tượng cục Pháp lam để chế tác đồ pháp lam cho cung đình. Sản phẩm bao gồm các loại hình đồ gia dụng, đồ thờ cúng và trang trí kiến trúc nội, ngoại thất các cung điện.
Hàng chục vật dụng như bình, dĩa, hộp, chén... thuộc nghệ thuật pháp lam, được sử dụng trong cung đình Huế, xưa nhất là cổ vật có từ thời vua Minh Mạng.
Pháp lam có xuất xứ từ phương Tây được những người thợ Trung Quốc tiếp thu, cải biến và truyền bá sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Năm 1827, vua Minh Mạng cho đặt Tượng cục Pháp lam để chế tác đồ pháp lam cho cung đình. Sản phẩm bao gồm các loại hình đồ gia dụng, đồ thờ cúng và trang trí kiến trúc nội, ngoại thất các cung điện.
Thanh gươm làm bằng đồng, khảm tam khí được chế tác đầu thế kỷ 20. Khảm tam khí là nghệ thuật phối, kết hợp các kim loại quý như vàng, bạc trên chất liệu đồng. Ngày xưa chỉ vua chúa, quan lại và những nhà gia thế mới có thể sở hữu những món đồ này.
Thanh gươm làm bằng đồng, khảm tam khí được chế tác đầu thế kỷ 20. Khảm tam khí là nghệ thuật phối, kết hợp các kim loại quý như vàng, bạc trên chất liệu đồng. Ngày xưa chỉ vua chúa, quan lại và những nhà gia thế mới có thể sở hữu những món đồ này.
Chiếc áo tấc màu vàng, tượng trưng cho hoàng gia được may vào đầu thế kỷ 20.
Áo tấc là loại lễ phục trang trọng thời Nguyễn, mặc cùng quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối với cổ đứng cài cúc bên phải, tà áo chắp từ năm mảnh vải. Cái tên "áo tấc" xuất phát từ phần viền áo rộng đúng một tấc (10 cm).
Chiếc áo tấc màu vàng, tượng trưng cho hoàng gia được may vào đầu thế kỷ 20.
Áo tấc là loại lễ phục trang trọng thời Nguyễn, mặc cùng quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối với cổ đứng cài cúc bên phải, tà áo chắp từ năm mảnh vải. Cái tên "áo tấc" xuất phát từ phần viền áo rộng đúng một tấc (10 cm).
Nhiều hộp, khay, án... chạm khắc gỗ của thời Nguyễn được trưng bày.
Dưới thời Nguyễn, nghệ thuật chạm khắc gỗ đạt trình độ cao, nhiều sản phẩm được tạo tác mang tính nghệ thuật với phong cách đăng đối hài hòa, đường nét tinh xảo. Các sản phẩm gồm khay trà, khay mứt hoặc hộp đựng trang sức, sắc phong...
Nhiều hộp, khay, án... chạm khắc gỗ của thời Nguyễn được trưng bày.
Dưới thời Nguyễn, nghệ thuật chạm khắc gỗ đạt trình độ cao, nhiều sản phẩm được tạo tác mang tính nghệ thuật với phong cách đăng đối hài hòa, đường nét tinh xảo. Các sản phẩm gồm khay trà, khay mứt hoặc hộp đựng trang sức, sắc phong...
Triển lãm còn giới thiệu nhiều hiện vật, đa dạng loại hình và chất liệu từ tiền sử, văn hóa Đông Sơn đến các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê... Trong ảnh là chiếc loa cầm tay làm bằng gốm phủ men, có niên tại từ thế kỷ 15, dưới triều nhà Lê sơ (1428-1527).
Triển lãm còn giới thiệu nhiều hiện vật, đa dạng loại hình và chất liệu từ tiền sử, văn hóa Đông Sơn đến các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê... Trong ảnh là chiếc loa cầm tay làm bằng gốm phủ men, có niên tại từ thế kỷ 15, dưới triều nhà Lê sơ (1428-1527).
Triển lãm kéo dài đến ngày 30/3, giá vé vào tham quan là 30.000 đồng một khách.
Triển lãm kéo dài đến ngày 30/3, giá vé vào tham quan là 30.000 đồng một khách.
Quỳnh Trần