Theo The Paper, bức Cứu ngải đồ được triển lãm tại Bảo tàng Cố cung Đài Bắc, Đài Loan từ đầu tháng 4 tới ngày 23/6. Tác phẩm miêu tả công việc của "lang trung tẩu phương" - những người hành tẩu giang hồ làm nghề chữa bệnh. Họ mang theo đồ nghề, thuốc và chuông, đi đến đâu gõ chuông đến đó, báo hiệu sẵn sàng điều trị.

canh-chua-benh-750-truoc-trong-tranh-thoi-nam-tong-1712308992.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=eASXR7OOVNPbxcfsRTP-ow
Cảnh chữa bệnh 750 trước trong tranh thời Nam Tống

Tranh "Cứu ngải đồ". Video: Bilibili

Thầy lang trong tác phẩm dùng kỹ thuật cứu ngải, còn gọi là liệu pháp Ngải, Hơ ngải (Moxibustion),chỉ việc hơ điếu làm từ ngải cứu lên huyệt để lưu thông khí huyệt, an thần, giảm đau lưng, đau vai gáy.

Ở tác phẩm, lang trung đặt các điếu ngải đang bốc khói lên lưng người bệnh. Người này dường như sợ hãi, la hét. Ba người giữ tay, chân và vai để ông không giãy giụa. Tranh còn có nhân vật là đồ đệ của lang trung, đang chuẩn bị thuốc cao.

tranh-jpeg-9560-1712311627.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nYetE3pG-ovpgO9i6L68lA

Cảnh chữa bệnh ở làng quê cách đây gần 900 năm. Ảnh: The Paper

Theo Kim Vận Xương, chuyên gia ở Bảo tàng Cố Cung, điểm độc đáo của tác phẩm là biểu cảm của sáu nhân vật. Thầy lang nét mặt điềm đạm, tập trung công việc. Đồ đệ của ông dường như cười vì bệnh nhân sợ hãi dù lang trung chỉ đặt ngải cứu lên lưng, không trực tiếp hơ lửa vào da.

Nhân vật giữ vai bệnh nhân một bên mở to mắt một bên nhắm mắt. Người quỳ đối diện bệnh nhân vẻ mặt lo lắng, nhân vật còn lại nấp sau lưng, không dám nhìn cảnh chữa bệnh.

Bức tranh được gọi là kiệt tác vì bút pháp điêu luyện, hình thức thể hiện sáng tạo và đột phá. Gương mặt nhân vật sống động, gợi các liên tưởng và suy đoán. Thầy lang mặc bộ đồ có lỗ hổng, vài chỗ vá chằng đụp, là do ông tay nghề kém ít việc làm hay ông chữa bệnh cho bách tính nhưng chỉ nhận thù lao thấp?

* Ảnh: Biểu cảm từng nhân vật ở "Cứu ngải đồ"

Cách sắp xếp bàn tay, bàn chân nhân vật cũng khiến người xem tập trung để phân biệt tay và chân của ai. Ngoài ra, nhân vật quỳ đối diện bệnh nhân gây tranh cãi là nam hay nữ.

Lý Đường khắc họa khung cảnh chữa bệnh trong dân gian một cách hài hước chứ không theo lối nghiêm trang như những tranh truyền thống khác. Đây là một trong tác phẩm lâu đời nhất đề tài y học ở Trung Quốc còn được lưu giữ.

tranh2-3076-1712311627.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nmY2_40RTH75k2KTu4yZmw

Chi tiết bức "Cứu ngải đồ". Ảnh: DMP

Lý Đường (1066-1150) là họa sĩ nổi tiếng lịch sử, từ nhỏ bộc lộ tư chất thông minh, tài năng thể hiện ở các mặt thơ, văn, thư pháp, hội họa. Năm 48 tuổi, ông trở thành họa sĩ cung đình, được vua Tống Huy Tông trọng dụng. Phong cách hội họa của Lý Đường ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ sau.

Nghinh Xuân (theo The Paper)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022