Thuyết Biophilic design (thiết kế ưa sinh học) khuyến khích sử dụng các hệ thống và quy trình tự nhiên trong thiết kế, cho phép tiếp xúc với tự nhiên. Tiếp xúc với tự nhiên đã được chứng minh là có những tác động tích cực lên tâm lý và sinh lý của con người, góp phần cải thiện sức khỏe và mức độ hạnh phúc. 

kienviet-ung-dung-biophilic-design-thiet-ke-ua-sinh-hoc-trong-cac-cong-trinh-kien-truc.jpg

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở trong một căn phòng nhỏ với mặt tiền là kính, và đang nhìn sang một căn phòng mở khác. Căn phòng bạn ở không có cửa sổ hoặc tầm nhìn ra bên ngoài, do đó bạn không biết bên ngoài trời đang mưa hay nắng. Nếu bạn may mắn được ở trong căn phòng có cửa sổ cố định, và bạn đang nhìn vào một căn phòng khác trong tòa nhà bên cạnh cách đó 5m.

Bạn phải ngồi 8 tiếng dưới ánh đèn huỳnh quang, điều đó làm mất nhịp điệu sinh học tự nhiên của cơ thể. Căn phòng vẫn có hệ thống thông gió nhưng bạn bắt đầu cảm thấy ngột ngạt vào khoảng 3 giờ chiều vì nồng độ khí CO2 trong căn phòng tăng lên, thậm chí ngay cả khi cửa đóng hay mở. Vì căn phòng không có bất cứ ô cửa sổ nào có thể mở được, bạn có thể phải hít thở trong không khí tuần hoàn kín cả ngày. Khi được ra bên ngoài để hít thở, bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy không khí bên ngoài thật trong lành.

Biophilic Design (Thiết kế ưa sinh học) là gì?

Tiếp xúc với thế giới tự nhiên là một phần không thể thiếu trong cuộc sống bởi vì con người có mối liên kết bẩm sinh với thế giới tự nhiên. 

Đó có vẻ là một điều hiển nhiên. Nhưng bạn có biết số lần mình kết nối và tương tác với tự nhiên để tái tạo năng lượng là bao nhiêu? Chúng ta sống trong một thế giới đầy sự xao nhãng và một nền văn hoá mà ưu tiên tính hiệu quả, sự thay đổi nhanh chóng và sự hài lòng tức thì. Có gì đáng kinh ngạc khi mức độ lo âu và trầm cảm đang tăng lên, kiến thức và nhận thức củachúng ta với các vấn đề về sức khỏe tinh thần và chánh niệm cũng đang lớn dần để đối phó với nó?

Chúng ta cần môi trường tự nhiên hơn bao giờ hết. Để nhìn ra ngoài “khu rừng” bê tông đã trở thành cuộc sống thường nhật của ta, tìm những khoảnh khắc để hít thở, giảm căng thẳng và hồi phục. Tự nhiên luôn ở bên ta, kiên nhẫn chờ đợi chúng ta dừng lại, hít thở và nạp năng lượng. 

kienviet-ung-dung-biophilic-design-thiet-ke-ua-sinh-hoc-trong-cac-cong-trinh-kien-truc-1.jpg

Không chỉ nhà ở, các công trình nhà ở cao tầng, văn phòng cũng đưa yếu tố thiên nhiên vào trong thiết kế

Biophilic design (thiết kế ưa sinh học) khuyến khích sử dụng các hệ thống và quy trình tự nhiên trong thiết kế, cho phép con người tiếp xúc với tự nhiên. Việc tiếp xúc đã được chứng minh là có những tác động tích cực lên tâm lý và sinh lý của con người, góp phần cải thiện sức khỏe và mức độ hạnh phúc (Gills, Soderlund).

Biophilia không chỉ mang đến cây và năng lượng xanh, mà còn bao gồm rất nhiều lớp tự nhiên khác nhau, có thể phân chia thành những trải nghiệm tự nhiên trực tiếp (ánh sáng, không khí, thời tiết); những trải nghiệm tự nhiên gián tiếp ( vật liệu tự nhiên, những yếu tố gợi nhắc tới thiên nhiên); những trải nghiệm về không gian, địa điểm (viễn cảnh và nơi ở, sự phức tạp có tổ chức).

Ứng dụng của Biophilia Design

Với những thiết kế tập trung sự phục hồi chức năng chứ không phải trừng phạt, một phần của quá trình phục hồi này là tạo ra không gian trị liệu và môi trường yên tĩnh, nơi mọi người cảm thấy an toàn và yên tâm. Rất nhiều quyết định của chúng tôi trong quá trình thiết kế đều quay quanh thiết kế ưa sinh học như cung cấp ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành, tầm nhìn ra cảnh quan, cách sử dụng màu sắc và vật liệu. Nâng cao chất lượng sống không phải lúc nào cũng phức tạp hay đắt đỏ, nó chỉ phụ thuộc vào sự ưu tiên và tính hiệu quả.

Trung tâm điều trị cho người dân Rivergum, một dự án hoàn thành khoảng 1 năm trước ở vùng Grampians, là một ví dụ về việc ứng dụng thiết kế ưa sinh học thành công với tầm nhìn vươn xa khỏi hàng rào tới những dãy núi, ánh sáng tự nhiên tràn ngập trong các căn phòng, những khung cửa sổ có thể mở được hoặc hệ thống thông gió tự nhiên trong mỗi căn phòng. Gỗ là vật liệu được sử dụng bên trong và bên ngoài, kiến trúc sư đã giữ lại nhiều cây xanh nhất có thể để giữ sự kết nối với thiên nhiên. Cho tới giờ, họ đã nhận được những phản hồi tích cực từ nhân viên về thiết kế mang tính trị liệu của cơ sở và lợi ích của việc có thể mở tất cả cửa sổ. 

kienviet-ung-dung-biophilic-design-thiet-ke-ua-sinh-hoc-trong-cac-cong-trinh-kien-truc-2.jpgBiểu đồ cho thấy sự thay đổi của nồng độ CO2

Đây không phải điều dễ thay đổi, nhất trong một tòa nhà đã hoàn thiện, nhưng thiết kế ưa sinh học là thứ chúng ta có thể áp dụng trong những dự án mới. Đó có thể là trường học, bệnh viện, tòa nhà cao tầng, dịch vụ…

Biên dịch: Hương Giang | Nguồn: Archdaily

XEM THÊM: 

  • Biophilic Design là gì?
  • The Line – thành phố dài 170km của Ả Rập Xê Út có phải “đồ án nằm trên giấy”?
  • Khuôn viên mới ấn tượng của Google ở thung lũng Silicon
  • Factory in the Forest: Nơi xóa nhòa định kiến về nhà máy – khói bụi, ô nhiễm môi trường và ít có cây xanh
  • Cách tận dụng nguồn tài nguyên “dồi dào” ở các đô thị
Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36-head.jpg
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58-head.jpg
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317-head.jpg
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363-head.jpg
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022