Khi công nghệ và xây dựng phát triển như vũ bão trong những năm gần đây, các công trình chọc trời ngày càng mọc lên như nấm thì tàn tích của các di tích cổ khổng lồ nhắc nhở chúng ta rằng các kỹ thuật xây dựng từ hàng trăm năm trước cũng có giá trị to lớn nhất định. Từ thuở sơ khai cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã áp dụng được những vật liệu kỹ thuật nào hướng đến mục tiêu bền vững?

Trên thực tế, nhiều sáng tạo thời cổ đại đóng vai trò là nền tảng của xây dựng hiện đại, ví như người La Mã phát minh ra bê tông, hay thiết kế vòm và mái vòm, điều mà ngày nay được coi là bước phát triển mạnh mẽ về phong cách, với các thiết kế như Met Opera House, diễn giải lại các kiểu chữ cổ điển trong bối cảnh hiện đại.

Tuy nhiên, ngày nay có nhiều cách diễn giải phù hợp về xây dựng cổ đại, chính là những cách làm vì lợi ích bền vững, không ít người giờ đây muốn từ bỏ các phương pháp xây dựng hiện đại năng lượng cao để ủng hỗ kỹ thuật cũ, tự nhiên hơn.

great_wall.jpg

Những diễn giải này có nhiều hình thức khác nhau, từ việc sử dụng các vật liệu cổ xưa đến đổi mới các kỹ thuật xây dựng. Ví dụ, một kiểu xây dựng đất nện mới tái hiện lại sự bền vững cổ xưa từ quan điểm vật chất là biến đất đúc truyền thống bằng đất nện xi măng ổn định (CSRE). Ban đầu, thành phần chỉ bao gồm đất, nước, chất ổn định tự nhiên (nước tiểu động vật, máu động vật, sợi thực vật đã tồn tại trong nhiều thế kỷ và được dùng để làm nên các công trình vĩ đại như Vạn lý Trường thành ở Trung Quốc cho tới Alhambra. Nhưng, đối với CSRE, có thêm thành phẩm khác từ đất, nước và chất siêu kết dính là xi măng, cải thiện độ bền của vật liệu theo cấp độ. Tuy vậy, thành phần chính vẫn là đất địa phương, do đó, CSRE giảm đáng kể tác động tiêu cực đến việc vận chuyển vật liệu khác.

great_wall_of_wa.jpg

CSRE cũng rẻ hơn nhiều so với vật liệu xây dựng thông thường, làm cho chúng trở thành một lựa chọn bền vững ở hạng mục nhà ở giá rẻ. Trường Đại học Kiến trúc và Công nghệ Tây An đã khám phá ra việc sử dụng CSRE để giúp cộng đồng nông thôn xây nhà mới trong khi Bộ Gia cư Tây Úc đã nghiên cứu sử dụng CSRE trong các cộng đồng bản địa xa xôi.

Voute_nubienne_egypte.jpg

Tương tự như vậy, mái vòm Nubian của Ai Cập cổ đại cũng đang được tái sinh ở châu Phi Sahelian dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Nubian Vault (AVN) trong bối cảnh khủng hoảng nhà ở khu vực. Sự gia tăng dân số cùng nạn phá rừng nhanh chóng khiến người dân không thể xây dựng những ngôi nhà bằng gỗ hay rơm rạ truyền thống. Giải pháp thay thế bằng các tấm tôn cũng cho thấy một khoản chi phí khổng lồ và không bền vững. Do đó, các vòm Nubian đã từng được sử dụng để xây nhà ở Ai Cập đang chứng tỏ mình là phương pháp tối ưu. Cách sử dụng bùn khô, tận dụng vật liệu địa phương sẽ loại bỏ được nhu cầu về gỗ. AVN đã thiết lập Nubian Vault như một giải pháp bền vững bằng cách đào tạo người dân địa phương kỹ thuật xây dựng. Chính nhờ sáng kiến nỗ lực này, hiệp hội đã vinh dự nhận giải thưởng Môi trường sống Thế giới năm 2016.

dougong.jpg

CobBauge cũng là vật liệu xây dựng bền vững đã được nghiên cứu trong những năm gần đây bởi Đại học Plymouth. Cob đã được sử dụng để xây nhà ở Anh và Pháp từ hàng trăm năm nhưng do tính chất nhiệt và cấu trúc yếu nên thường không đáp ứng được quy định xây dựng hiện đại. Đại học Plymouth đã và đang nghiên cứu hỗn hợp lõi mới để đáp ứng quy định xây dựng đồng thời hy vọng giảm thiểu lượng khí phát thải CO2 và giảm chất thải xây dựng.

Các vật liệu và kỹ thuật xây dựng cổ không chỉ được đánh giá cao vì tính bền vững của chúng, như phương pháp xây dựng dougong cổ đại của Trung Quốc. Dù đã hàng nghìn năm tuổi nhưng cho đến ngày nay chúng vẫn tiếp tục được tái tạo cho các nhu cầu khác nhau về cấu trúc và thẩm mỹ. Bao gồm hệ thống giằng bằng gỗ từng hỗ trợ các mái hiên chùa chiền nhô ra mà không cần đinh, các KTS đương đại như Kengo Kuma đã thể hiện được cả tính truyền thống và khả năng thẩm mỹ trong hệ thống dougong cổ đại qua thiết kế quán cà phê Kureon độc đáo.

kengo_kuma.jpg

Một ví dụ khác cho việc áp dụng kỹ thuật này đến từ thiết kế Bảo tàng Nghệ thuật Trung Quốc khổng lồ của He Jingtang mở rộng ra bên ngoài, dựa vào chất lượng cấu trúc của kỹ thuật để tạo ra mái nhà tầng đặc biệt. Mặc dù là phương pháp xây dựng cổ xưa nhưng các KTS đương đại vẫn tiếp tục phát minh ra cách mới để sử dụng dougong như ngày nay.

Với lĩnh vực thiết kế kiến trúc, nhất thiết phải trải qua một loại hình tái tạo do cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra, một số nhà đổi mới đã nhìn lại quá khứ để tìm kiếm các giải pháp thay thế thành công và bền vững cho các phương pháp xây dựng hiện đại thông thường. Mặc dù nhiều kỹ thuật này dựa vào việc sử dụng vật liệu địa phương ở quy mô nhỏ nhưng có thể nói, các phương pháp xây dựng xưa cũ cũng có thể áp dụng cho các cấu trúc quy mô lớn. Là những phát minh của kỹ thuật cũ, những thay đổi này không nhất thiết phải là một bước lùi mà thay vào đó có thể chỉ ra tương lai có ý thức hơn tới môi trường.

Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Khám phá 10 kỳ quan kiến trúc độc đáo và bí ẩn thời cổ đại
  • Điểm nhanh các phong cách kiến trúc từ cổ đại tới ngày nay
  • Kiến trúc cổ đại và những khám phá

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022