1. Hộp đựng thức ăn
Rất nhiều người có thói quen vứt rác lẫn cả thức ăn vào thùng rác tái chế. Đơn cử như hộp đựng pizza vẫn còn sót lại những mảnh vụn. Trong đó có lẫn cả thức ăn, dầu mỡ, hoặc các loại hạt. Nếu bạn đang nghĩ nó vẫn có thể tái chế thì đã sai lầm hoàn toàn. Chúng ngoài việc không thể tái chế lại còn làm hỏng và nhiễm bẩn các vật liệu có thể tái chế khác.
2. Nắp chai nhựa
Bạn có thể tái chế chai, nhưng nắp chai nhựa lại không thể tái chế được vì chúng thường được làm từ một loại nhựa không thể tái chế. Ngoài ra, nói đến chai tái chế, bạn hãy chắc chắn rằng chúng đã được nghiền nát trước khi ném vào thùng rác tái chế.
3. Một số sản phẩm giấy
Các sản phẩm giấy như khăn giấy, khăn ăn được coi là quá ô nhiễm để có thể tái chế. Thay vì khăn giấy, hãy thử sử dụng khăn ăn có thể giặt được, để giúp môi trường phát triển bền vững hơn. Một số hộp, chẳng hạn như những hộp được sử dụng cho thực phẩm đông lạnh, cũng có thể không tái chế lại được vì chúng có lớp phủ trên bề mặt không thể bị phá vỡ trong quy trình tái chế.
4. Túi nhựa
Chỉ vì nó được làm bằng nhựa không có nghĩa là nó có thể tái chế. Thay vào đó, hãy sử dụng túi đựng hàng tạp hóa bằng vải hoặc thử các vật liệu túi có thể tái chế khác.
5. Móc treo quần áo
Nhiều người cứ nghĩ móc treo quần áo có thể nung chảy và tái chế lại được. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm và nhiều cơ sở tái chế đã chỉ ra rằng, họ chưa sở hữu công nghệ có thể xử lý được món đồ này.
6. Gốm sứ
Nếu cốc cà phê yêu thích của bạn bị vỡ, bạn có thể vứt ngay nó vào thùng rác. Tuy nhiên, sẽ không phải là thùng rác tái chế vì nhiều công ty tái chế không chấp nhận mặt hàng này. Nếu bạn có nhiều cốc và chén bị hỏng, hãy liên hệ với cơ sở tái chế để xem họ có nhận chúng không vì một số cơ sở tái chế có thể nghiền nát chúng để sử dụng theo những cách khác nhau.
7. Một số loại kính
Mặc dù kính vỡ có thể tái chế, nhưng nó không nên được ném vào thùng rác tái chế của bạn vì nó có thể gây thương tích cho công nhân dọn rác. Thay vào đó, hãy kiểm tra địa chỉ hoặc thông báo tới người dọn rác để họ cẩn trọng hơn với loại nguyên vật liệu này... Ngoài ra, các sản phẩm thủy tinh như Pyrex, bóng đèn, gương và kính mắt cũng là một trong những thứ không nên tái chế.
8. Xốp
Xốp không thể được tái chế và nó không phân hủy sinh học được. Bạn hãy thử hạn chế sử dụng cốc cà phê xốp, hộp đựng thức ăn và đóng gói được làm từ chất liệu xốp.
9. Giấy vụn
Mặc dù giấy thường có thể tái chế nhưng giấy vụn lại là một vấn đề đối với các cơ sở tái chế vì rất khó phân loại chúng.
10. Một số hộp đồ uống
Trước khi bạn ném hộp nước cam vào thùng tái chế của mình, hãy xem nó có sở hữu biểu tượng tái chế trên đó hay không. Lớp phủ nhựa trên nhiều hộp chứa này khiến chúng không phù hợp để tái chế.