Sống thăng hoa chính là đích đến con người hướng tới, được hưởng thụ những tiện ích tốt nhất, được công nhận giá trị bản thân, thỏa sức sáng tạo và trải nghiệm. Để tạo nên không gian sống thăng hoa, kiến trúc, nội thất cũng góp phần không nhỏ. Vậy ở Việt Nam, người dân đã chịu đầu tư cho không gian sống thăng hoa chưa và kiến trúc góp phần gì cho lối sống này?

Nhu cầu không gian sống thăng hoa của người dân ngày càng tăng cao

Chỉ đơn cử như vấn đề nhà ở, nhu cầu ở đây không đơn thuần dừng lại ở nếp nghĩ nhà là nơi cư ngụ mà ngày càng được mở rộng. Đó là khoản lãi về tiền bạc, là nơi tìm kiếm trải nghiệm, khám phá thế giới tinh thần bên trong mỗi con người. Nhu cầu về việc ăn uống, trang phục cũng được nâng cấp, từ “có ăn, có mặc” đến “đủ ăn, đủ mặc” và “ăn ngon, mặc đẹp”.

Trong môi trường sống, đặc biệt trong kiến trúc, con người cũng đòi hỏi không gian thăng hoa cao hơn, khắt khe hơn, đảm bảo yếu tố sạch – đẹp – tiện nghi – an toàn và xanh bền vững. Theo báo cáo vào tháng 5/2021 của Công ty Deloitte Việt Nam, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng nhu cầu về nhà ở vẫn tăng 59%. Trong đó, người dân chú trọng đến chất lượng, an toàn nhiều hơn. Cụ thể, theo khảo sát các đối tượng mua hàng, yếu tố chất lượng chiếm 25%, độ an toàn chiếm 23%, tổng cộng chiếm đến 48% quyết định mua nhà. Con số này vượt qua 35% yếu tố về giá cũng như 10% về thương hiệu. Như vậy, người dân đã chủ động lựa chọn đầu tư cho mình một cuộc sống chất lượng hơn, đặt chất lượng lên trên giá cả và thương hiệu.

kienviet-song-thang-hoa-o-viet-nam.jpgPhòng tắm tiện nghi là một phần quan trọng hướng tới cuộc sống thăng hoa (Ảnh: GROHE)

Bên cạnh đó, mô hình All-in-one (tất cả trong một) ngày càng được ưa chuộng. Thay vì các dịch vụ tách rời thì hiện nay người dân mong muốn được ở trong một hệ sinh thái khép kín với đa dạng các tiện ích sống và vẫn đảm bảo không gian xanh.

Với góc độ kiến trúc và nội thất, nhu cầu tiện lợi cũng đặt lên hàng đầu, có thể tích hợp nhiều chức năng chỉ trong một vật dụng. Cầu thang có thể vừa để di chuyển, vừa tận dụng làm nhà kho, vừa làm nơi đọc sách. Giường module có thể thu gọn thành ghế sofa, vừa dùng để đồ. Dùng cửa trượt bằng kính để phân chia ranh giới và cũng dễ dàng mở rộng không gian khi cần… hoặc đưa cây xanh vào trong ngôi nhà, được sống giữa ốc đảo xanh trong lòng thành phố cũng là một trong những nhu cầu của con người hướng đến môi trường sống thăng hoa.

Như vậy, để tạo nên không gian sống thăng hoa, ngoài cái đẹp luôn hiện hữu thì còn cần đến tính an toàn, tiện nghi, thông minh cho đến tính bền vững. Mỗi một yếu tố sẽ là bước đệm góp phần tạo nên chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.

 Không gian sống chất lượng chưa phổ biến đồng đều tại Việt Nam

Việc đầu tư vào không gian sống chất lượng hơn là điều cần thiết và luôn được chú trọng. Tuy nhiên, để thực hiện cuộc cách mạng này không hề đơn giản khi gặp phải nhiều vấn đề, từ quỹ đất, cơ sở vật chất, hạ tầng đến chi phí thi công, cải tạo và lắp đặt tiện ích. Nhà ở cũ đã xuống cấp, không đủ cơ sở vật chất để hình thành không gian sống tốt; khu đô thị mới tích hợp nhiều tiện ích, có không gian sống lý tưởng nhưng đi đôi với giá thành cao hoặc không phù hợp với yêu cầu. Nhà ở riêng lẻ muốn xây mới hoặc cải tạo không gian thoáng đãng, tiện nghi nhất, ngoài chi phí đôi khi còn cần đến sự đồng bộ. Nhiều bất cập dẫn đến dù nhu cầu của người dân luôn muốn được sống thăng hoa nhưng so với quy mô dân số hơn 97 triệu, hầu hết chỉ một bộ phận nhỏ có thể chạm tới.

kienviet-song-thang-hoa-o-viet-nam.pngCốt lõi của một không gian sống chất lượng là thiết kế hướng đến con người, giúp con người tương tác hài hòa với thiên nhiên và xã hội (Ảnh: Topo House – Nguồn: Dự án tham khảo GROHE)

Ngoài những chính sách phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng vật chất của nhà nước thì các kiến trúc sư cũng cần vào cuộc. KTS phải có kỹ năng, tính linh hoạt, ứng biến, sáng tạo để người dân dù “bình cũ rượu mới”, sẽ có cơ hội được sống trong không gian sống thăng hoa, tiện nghi nhất.

Do đó, năm 2021 – 2022, chương trình Architecture Leader Perspective (ALP) do công ty LIXIL Việt Nam tổ chức dưới dưới sự bảo trợ của Hội KTS Việt Nam đã được tái khởi động với mục tiêu kiến tạo một nền tảng chung để các đối tượng trong ngành kiến trúc, xây dựng cùng tương tác và trao đổi. Sản phẩm “đầu ra” của ALP là những nghiên cứu chuyên sâu từ các văn phòng kiến trúc cùng sự đóng góp của các chuyên gia, các bên tham gia, kỳ vọng đem tới giải pháp, đề xuất có thể áp dụng vào thực tiễn của môi trường xây dựng Việt Nam. 

Theo Ông Katsuaki Uchidate – Tổng Giám đốc LIXIL Việt Nam: “Với chủ đề Tương lai không gian sống Việt Nam, chương trình ALP sẽ triển khai các hoạt động phát triển và kết nối cộng đồng Kiến trúc – Thiết kế trên quy mô toàn quốc thông qua những hoạt động đa dạng như: Tọa đàm, nghiên cứu lý luận, thực nghiệm,… nhằm định hình hướng đi và tìm ra giải pháp phù hợp cho các vấn đề nổi cộm của xã hội thuộc lĩnh vực Kiến trúc – Thiết kế.

Không chỉ đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của người dùng, các không gian cần sẵn sàng thích nghi với mọi thay đổi khách quantrong tương lai, đảm bảo tính bền vững và thúc đẩy cảm hứng tận hưởng cuộc sống”.

———————-

Về LIXIL

LIXIL là nhà sản xuất tiên phong các sản phẩm về Công nghệ nước và Vật liệu Xây dựng cho nhà ở giúp giải quyết các thách thức hàng ngày, hiện thực hóa giấc mơ về một ngôi nhà hoàn thiện hơn cho mọi người, ở mọi nơi. Là công ty toàn cầu, LIXIL có hoạt động tại hơn 150 quốc gia. Thừa kế di sản Nhật Bản, LIXIL tạo ra công nghệ hàng đầu thế giới và đổi mới để đem đến các sản phẩm chất lượng cao, giúp biến đổi ngôi nhà. Nhưng sự khác biệt của LIXIL nằm ở cách công ty thực hiện điều này; thông qua thiết kế có ý nghĩa, tinh thần doanh chủ, cống hiến để cải thiện khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người và tăng trưởng kinh doanh có trách nhiệm.

Tại Việt Nam, LIXIL hiện diện với 4 thương hiệu GROHE, INAX, American Standard và TOSTEM với 11 nhà máy, hơn 3,300 nhân viên và hơn 8,000 hệ thống cửa hàng trên toàn quốc.

——————–

Về GROHE

GROHE là thương hiệu dẫn đầu toàn cầu về các giải pháp hoàn thiện phòng tắm và bếp. Để mang đến trải nghiệm “Pure Freude an Wasser” – Tận hưởng sự tinh khiết của dòng nước, mọi sản phẩm GROHE đều được phát triển dựa trên bốn giá trị cốt lõi: chất lượng, công nghệ, thiết kế và phát triển bền vững.

GROHE đảm nhận trách nhiệm xã hội một cách nghiêm túc và tập trung vào chuỗi giá trị tiết kiệm tài nguyên. Từ tháng 4/2020, lĩnh vực sản xuất trên toàn thế giới của GROHE đã đạt mức CO2 trung tính. GROHE cũng đặt mục tiêu sử dụng bao bì sản phẩm không chứa nhựa từ năm 2021.

GROHE là công ty đầu tiên trong ngành nhận được giải thưởng trách nhiệm cộng đồng – CSR của chính phủ Liên Bang Đức và Giải phát triển bền vững của Đức năm 2021 trong các hạng mục “Tài nguyên” và “Thiết kế”. Là một thương hiệu trong danh sách “Top 50 công ty tiên phong về bền vững và khí hậu”, GROHE cũng thực hiện rất nhiều hoạt động thúc đẩy sự phát triển bền vững.

—————————–

Architecture Leader Perspective (ALP) được khởi xướng và tổ chức từ năm 2016 bởi LIXIL Việt Nam, dưới sự bảo trợ chuyên môn của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Năm 2021 – 2022, chương trình mở rộng quy mô và tăng thêm tính chuyên sâu bởi sự bảo trợ từ các đơn vị: Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (SACA); Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam; UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chương trình được hỗ trợ truyền thông bởi các cơ quan truyền thông đầu ngành như: Kiến Việt, Tạp chí Kiến trúc, Tạp chí Nhà Đẹp, X-hub,…. 

Thông qua các hoạt động kết nối, tương tác, nghiên cứu chuyên sâu, ALP 2021 – 2022 kiến tạo một nền tảng chung để các công ty kiến trúc, kiến trúc sư, chủ đầu tư, chuyên gia trong ngành Kiến trúc – Xây dựng cùng hợp tác đem tới giải pháp, đề xuất giải quyết các vấn đề trong thực tiễn môi trường xây dựng tại Việt Nam, hướng đến tương lai không gian sống tối ưu cho người Việt.

Xem thêm chi tiết chương trình tại: http://alplixil.com/

XEM THÊM

  • Sống bền vững và mối quan hệ giữa Con người – Thiên nhiên – Kiến trúc
  • Không gian sống thông minh tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức
  • Sống tiện lợi – Xu hướng tất yếu cho không gian nhà ở Việt Nam
Bình luận từ Facebook

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022