1.    Thiếu không gian chơi đùa

1_2.jpeg

Nhiều bố mẹ thường lấp đầy căn phòng bằng nhiều đồ đạc và vật dụng như giường, tủ quần áo, hộp đồ chơi. Đôi khi còn là bàn, ghế và bảng. Điều này vô hình chung khiến không gian chơi đùa của các bé bị thu hẹp thậm chí là không có.

Lời khuyên là hãy tối giản những gì có thể. Dù bạn muốn “trang bị” bao nhiêu đi chăng nữa, hãy chừa lại một không gian đủ rộng để bé tự do chơi đùa trong chính căn phòng của mình.

2.    Không để ý đến những mối nguy hiểm

Trẻ em rất hiếu động và tò mò. Các bé sẽ luôn tìm cách “tận dụng” tất cả mọi đồ vật trong phòng, đôi khi có thể dẫn đến tai nạn không mong muốn. Chính vì thế, hãy đảm bảo phòng bé là một nơi an toàn nhất có thể. Tất cả các chi tiết gây nguy hiểm đều cần được để ý và loại trừ.

Ví dụ, dây và rèm lỏng lẻo có thể trở thành mối nguy hiểm nếu con bạn leo lên hoặc vướng vào chúng. Một chiếc tủ không chắc chắn hoặc thảm không có độ bám chống trượt có thể khiến bé ngã hoặc tạo ra va chạm. Ngoài ra, khoá cửa sổ và cửa phòng cũng cần được chú ý an toàn để trẻ em không bị thương hoặc vô tình khoá cửa.

3.    Chỉ có một nguồn sáng duy nhất

Hãy lắp đặt nhiều loại đèn phù hợp cho các mục đích khác nhau của con bạn. Như một chiếc đèn ngủ mờ cho những bé sợ bóng tối, một chiếc đèn phục vụ cho việc học hay một chiếc đèn chiếu sáng khu vui chơi của bé,…

4.    Chọn một tấm thảm chỉ vì …. “đẹp”

2_5.jpeg

Ngày nay, bạn có thể tìm thấy vô vàn mẫu thảm khác nhau với màu sắc, kích thước, hình dạng và chất liệu đa dạng. Nhưng khoan hãy bàn đến yếu tố đẹp mắt, bạn luôn phải tính toán đến độ phù hợp với căn phòng, đặc biệt là kích thước không gian. Ngoài ra, các bạn nhỏ thường dễ dây bẩn lên sàn nhà hoặc thảm. Hãy lựa chọn chất liệu dễ lau chùi và rửa sạch đối với phòng của bé.

5.    Không “bảo vệ” tường

Đừng quên rằng những bức tường không chỉ đẹp, sáng sủa mà còn phải đủ khả năng chống chọi với sự “sáng tạo” của các bạn nhỏ. Sơn vinel, giấy gián tường có thẻ giặt là những lựa chọn lý tưởng bởi chúng có thể dễ dàng làm sạch. Nếu không, bạn có thể sẽ phải đầu tư khá nhiều vào việc sửa chữa phòng định kỳ.

6.    Tô điểm căn phòng theo một phong cách đặc biệt

3_1.jpeg

Trẻ em sẽ lớn lên, quần áo rộng ra và cùng với đó, sở thích của chúng sẽ thay đổi. Đó là lý do vì sao chúng ta nên chọn những tông màu hoặc phong cách trung tính cho căn phòng. Một không gian ngập tràn màu sắc “công chúa” hoặc “siêu nhân” có thể rất thú vị trong giai đoạn đầu nhưng sẽ khó có thể đồng hành cùng sự phát triển của trẻ.

Ngược lại, các bậc phụ huynh vẫn có thể nhấn nhá không gian của các bé bằng những vật dụng dễ dàng thay thế như nệm, ga giường hoặc tranh ảnh.

7.    Không lên kế hoạch cho không gian lưu trữ

Ngoài quần áo, trẻ em sẽ phát sinh ra vô vàn thứ khác cần được lưu trữ như đồ chơi, sách vở,…. Đó là lý do vì sao cần có tủ nhiều ngăn, giỏ hoặc kệ để mọi thứ đều tìm thấy vị trí riêng. Đừng để căn phòng trở thành mớ hỗn độn vì chính bạn cũng không biết cất những đồ dùng đó đi đâu hoặc để lộn xộn vào cùng đồ dùng khác. Hãy phát triển ý thức gọn gàng và sự trật tự cho bé ngay từ khi còn nhỏ.

8.    Giữ mọi thứ ngoài tầm với của trẻ

4_1.jpeg

Để một đứa trẻ thực sự yêu căn phòng của mình, chúng cần được thoải mà và thực sự làm chủ trong căn phòng đó. Đứa trẻ phải có khả năng di chuyển quanh phòng dễ dàng, lấy mọi thứ mà chúng muốn trong phạm vi căn phòng. Theo phương pháp Montessori, cách để khuyến khích sự sáng tạo và độc lập cho trẻ là giữ tất cả đồ chơi cũng như sách vở trong tầm với của chúng. Và bởi vậy, các bố mẹ nên lưu ý về kích thước bàn, tủ, chiều cao của trẻ để có sự lựa chọn chính xác nhất./.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022