Cuộc thi Thiết kế kiến trúc cảnh quan khu vực Nhà Văn hóa thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa nhằm tìm kiếm phương án thiết kế cho khu đất khoảng 2,7ha được dành toàn bộ để lập quy hoạch Nhà Văn hóa thiếu nhi với chức năng chính là công viên, cây xanh kết hợp Nhà Văn hóa thiếu nhi và một số hoạt động quản lý chuyên môn như: Hội đồng đội, công tác giáo dục kỹ năng sống và bố trí bãi đậu xe ngầm với quy mô diện tích thích hợp cho học sinh và phụ huynh; không bố trí trụ sở làm việc của Tỉnh đoàn.
Hội Kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa – Ban tổ chức cuộc thi – vừa công bố kết quả thi tuyển, theo đó phương án giải Nhất thuộc về Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng Nhà Vui. Ashui.com giới thiệu nội dung thiết kế này đến bạn đọc.
Tư tưởng và cảm hứng thiết kế
1. Xác định trọng tâm và tiêu chí:
Nhà Văn hóa Thiếu nhi Khánh Hòa nằm tại khu đất đắc địa liền kề giao lộ ngã 6 trung tâm Thành phố Nha Trang, tâm điểm và là nơi giao thoa các yếu tố:
- Tâm điểm giao thông; - Tâm điểm chuyển tiếp không gian đô thị bên trong và hành lang kiến trúc du lịch ven biển, cũng là vùng giao thoa ngôn ngữ Kiến trúc mới và cũ trong quá trình phát triển đô thị; - Tâm điểm vùng văn hóa, hạ tầng xã hội, đầu mối giao thông như: Nhà thờ đá, Chùa Long Sơn, Ga Nha Trang, Trung tâm TDTT, Bệnh viện Tỉnh... Bản thân khu đất cũng vốn là chức năng giáo dục quen thuộc điểm đến như Nhà thiếu nhi Khánh Hòa, Trường Lê Quý Đôn, Trung tâm Kỹ thuật hướng nghiệp.
Đề bài đã mở ra một cơ hội tạo dựng một điểm nhấn kiến trúc với không gian công viên xanh hoàn chỉnh tái tạo sức sống, giá trị khu đất trong tương lai. Các dẫn nhập tư tưởng tiền đề được thiết lập như sau:
- Giải phóng không gian, mở rộng khoảng lùi tầm nhìn; - Mật độ xây dựng thấp, nhiều công viên cây xanh (đề bài đã quy định); - Kiến trúc hiện đại nhẹ nhàng, mềm mại, thân thiện đóng góp vẻ đẹp khu vực đô thị; - Tăng cường hiệu quả hóa sử dụng đất đô thị về các yếu cảnh quan, hiệu quả giao thông, bãi đỗ xe ngầm và tính đa năng trong việc sử dụng các khoảng mở, các quảng trường đô thị trong khuôn viên nhà văn hóa Tác giả phương án mong muốn xây dựng tại vị trí đắc địa của khu đất một công trình đạt được tổng các giá trị: Hữu dụng và đáp ứng nhu cầu phát triển về công năng; thẩm mỹ đẹp với ngôn ngữ Kiến trúc hiện đại, hài hòa góp phần nâng cao chất lượng không gian khu vực xứng tầm; tính đối thoại cởi mở và được sự yêu mến của người dân; đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và các hoạt động nâng cao kỹ năng sống của Thiếu Nhi và Thanh Nhiếu niên.
2. Ý tưởng thiết kế
Cảm hứng và đường nét bố cục:
- Từ thử nghiệm các nét vẽ như những nhánh lá, mầm chồi nảy nở biểu tượng cho môi trường giáo dục ươm mầm tài năng Thiếu Nhi; - Liên hoàn các khối elip tạo tính chuyển động, nét uyển chuyển phong phú không gian đồng thời tinh năng động tương tác của Thiếu Nhi. Hình khối công trình cũng sẽ lô xô tạo dáng không gò cứng với đô thị; - Cảm hứng "Khăn quàng đỏ" trên ngực áo trắng các em học sinh, đem lại cho công trình vẻ tươi mát và tinh thần đoàn đội của mái nhà chung; - Các nét vẽ tung cánh như những cánh chim trên nền trời tạo dáng trong kết cấu khung đỡ hay vách bao che tòa nhà tượng trưng cho những đàn chim nhỏ tụ tập về công trình; - Tập hợp những nét cong, chuyển động, biểu cảm đó là thủ pháp thể hiện tư tưởng trong suốt phương án thiết kế này.
Tổ chức không gian tổng mặt bằng
Tổ chức phân vùng không gian và sử dụng đất khu vực được thiết lập trên các nguyên tắc áp dụng cơ bản:
- Khai thác tầm nhìn đẹp, tần suất hướng nhìn cao từ các giao lộ chính ngã 6, các tuyến lưu thông 3 mặt đường; - Bố cục cụm công trình lùi sâu vào trọng tâm khu đất, tạo 2 hiệu ứng : Nhường mảng xanh cho không gian đường phố xung quanh và tạo không gian mở tiếp cận thoáng công trình mọi hướng; - Khoảng lùi đến mép công trình trung bình từ 25 - 40m so với lộ giới tạo khoảng cảm thụ công trình tốt; - Khai thác quỹ đất vuông vức phẳng phía Tây khu đất tiếp giáp khu dân cư hiện hữu để làm các sân thể thao, sân đa năng. Khai thác vùng không gian kề cận đường Yersin làm cụm hồ bơi công viên nước. - Bố cục công trình phân tán chiều cao 5 tầng - 19 mét cho phép khối tích không quá lớn, xen kẽ các mảng xanh; - Mũi nhọn tiếp xúc ngã 6 tổ chức không gian xanh, lùi xa công trình, bố trí một quảng trường đa năng trung tâm vừa tạo view từ ngã 6, tạo khoảng mở vừa đa dụng các hoạt động đông người, linh hoạt bố trí các sân khấu ngoài trời.
Bảng cơ cấu sử dụng đất:
STT |
Hạng mục |
Diện tích |
Tỷ lệ |
(m²) |
(%) |
||
1 |
Đất xây dựng công trình |
4,576.1 |
16.9 |
2 |
Sảnh + giao thông tiếp cận |
3,922.0 |
14.5 |
3 |
Quảng trường |
2,421.2 |
8.9 |
4 |
Cây xanh + đất TDTT |
10,948.1 |
40.4 |
Diện tích sân chơi nước + bể bơi |
760.3 |
2.80 |
|
Diện tích sân TDTT |
1,467.0 |
5.41 |
|
Diện tích cây xanh |
8,720.8 |
32.15 |
|
5 |
Giao thông cơ giới |
5,257.0 |
19.4 |
Giao thông nội bộ |
3,018.4 |
11.1 |
|
Lộ giới mở rộng đường Lê Thành Phương |
2,238.6 |
8.3 |
|
TỔNG CỘNG |
27,124.4 |
100.0 |
Tổ chức Quy hoạch giao thông và cảnh quan
- Bố cục không gian trên, tạo ra hệ giao thông tiếp cận linh hoạt, đồng bộ, phân tách rõ các loại hình không gian giao thông: Quảng trường, cổng lớn, cổng nhỏ - trục nội bộ, đường nội bộ vành đai, lối đi bộ, ram dốc cảnh quan, hành lang giao lưu các khu chức năng; - Bãi đỗ xe ngầm 1 tầng bán hầm tiếp cận từ 2 đầu đường Thái Nguyên và Yersin có sức chứa 700 xe máy và 200 xe ô tô; - Bãi đỗ xe ngoài trời dọc đường Lê Thành Phương có sức chứa đạt 11 xe 45 chỗ như quy hoạch giao thông, đáp ứng lượng lớn người đổ về tập kết lễ hội thăm quan tại Nhà thiếu nhi hay các công trình lân cận như nhà thờ đá; - Không gian cảnh quan tiếp cận phân tầng từ ngoài vào trong, theo các lớp không gian xanh, thảm cỏ, cảnh quan sân bãi trang trí, đa năng, công trình; - Công viên cây xanh và đất TDTT chiếm 40,4% diện tích khu đất bố trí bao quanh và xen cài giữa các khối công trình tạo tầm nhìn và bóng mát.
Tổng mặt bẳng kiến trúc cảnh quan