1. Tạo sự gọn gàng
Những đồ dùng – dụng cụ sử dụng trong các hoạt động nấu nướng hằng ngày của người nội trợ mặc dù có kích thước khá nhỏ nhưng nếu bạn bày biện chúng tràn lan ra mặt bàn bếp sẽ khiến cho không gian nhà bếp của bạn càng trở nên chật chội và lộn xộn. Chính vì thế mà bạn nên tập thói quen sắp xếp đồ dùng 1 cách gọn gàng và đúng vị trí của nó sau mỗi lần sử dụng xong. Thói quen này tưởng chừng như khá nhỏ nhưng nó là 1 giải pháp giúp nhà bếp trở nên gọn gàng và sạch sẽ cũng như tạo cho bạn sự thoải mái dễ chịu hơn khi bước vào căn bếp.
2. Tủ kính
Đối với những căn bếp nhỏ thì việc lựa chọn kiểu dáng tủ bếp sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất. Tủ kính có thể phù hợp với mọi không gian khác nhau và được coi như một vị cứu tinh giúp bạn “ăn gian” diện tích của căn bếp mà không cần sử dụng thêm gương hoặc đá lát tường có khả năng phản chiếu. Ý tưởng tủ kính sẽ hút mắt vào trong một cách tự nhiên, làm cho bức tường có cảm giác như ở xa hơn, tạo được không gian thoáng đãng rộng rãi. Ngoài ra, tủ kính có thể dễ dàng kết hợp với các đồ nội thất khác tạo nên được sự hài hòa cho không gian.
3. Màu sắc
Lựa chọn tốt nhất để giúp căn bếp nhỏ có cảm giác rộng hơn là sử dụng màu sáng và bảng màu có độ tương phản thấp. Hãy quên đi những bức tường tối hoặc tủ màu đen sẽ khiến căn phòng trở nên kín hơn mà thay vào đó hãy chọn những màu sáng, chẳng hạn như trắng, xám nhẹ và kem. Màu trắng của sơn tường, của chất liệu kính vách ngăn giữa phòng bếp với phòng khách hoặc bên ngoài sẽ tạo cảm giác về một không gian mới mẻ, trong lành và tạo được nhiều hứng thú cho người nội trợ khi đứng bếp.
Để căn phòng bếp bớt đơn điệu và dễ chịu hơn, bạn có thể đặt một chậu cây xanh ở trong bếp. Kết hợp với một vài đồ nội thất có màu vàng đồng sẽ khiến cho căn bếp trở nên sinh động và sức sống.
4. Bề mặt sáng bóng
Gương rất tốt để giúp phòng nhỏ trông rộng hơn, nhưng không phải là phụ kiện thiết thực nhất cho tường bếp. Thay vào đó, bạn có thể mở rộng không gian phòng bếp từ việc thêm các bề mặt sáng bóng. Hãy nghĩ đến các thiết bị nhà bếp bằng thép không gỉ sáng bóng, gạch kính, bề mặt tủ sáng bóng. Điều này sẽ giúp căn bêp của bạn trông có vẻ rộng rãi và có chiều sâu hơn.
5. Tối đa hóa ánh sáng
Ánh sáng trong các căn bếp có diện tích nhỏ là yếu tố cực kì quan trọng. Khu vực bếp nên bố trí ở nơi có cửa sổ, đón ánh sáng tự nhiên để bớt ngột ngạt, hạn chế mùi thức ăn giữ lại trong nhà, ảnh hưởng không gian xung quanh, đặc biệt phòng bếp liên thông phòng khách. Nếu không thể mở thêm cửa sổ để thông gió và đón ánh sáng tự nhiên, bạn hãy lắp đèn tủ bếp. Nó không chỉ giúp cho căn bếp nhỏ thêm thoáng đãng rộng rãi, mà ánh sáng còn giúp việc làm bếp dễ dàng thuận tiện hơn.
6. Sàn nhà
Sàn nhà của bạn cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến diện tích nhà bếp của bạn. Vì vậy hãy khéo léo và tạo ra một số ảo ảnh thị giác. Sử dụng các họa tiết hình học hoặc sọc trên sàn nhà của bạn có thể giúp căn phòng của bạn trông dài hơn hoặc rộng hơn so với thực tế. Nếu bạn không thể thay đổi sàn hiện tại của mình, thì bạn có thể tạo hiệu ứng tương tự bằng cách thêm một tấm thảm hoặc tấm lót sàn có hoa văn hoặc sọc.
7. Phụ kiện thông minh
Để thiết kế phòng bếp rộng rãi, thoải mái ngoài việc lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp, bạn cũng có thể lựa chọn các móc treo hay kệ để lưu trữ đồ dùng nấu nướng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý sắp xếp gọn gàng đồ đạc trong nhà cũng như biết dùng những loại tủ kệ thông minh trong căn bếp, tận dụng những khoảng không gian chết. Điều này không chỉ giúp căn bếp càng thêm rộng rãi hơn mà còn trở nên vô cùng tiện nghi cho tất cả các thành viên trong gia đình.
8. Nội thất nhỏ gọn
Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến không gian bếp là các thiết bị gia dụng. Hãy quan sát và xem thiết bị nào đang chiếm diện tích nhất và thay thế bằng những thiết kế nhỏ gọn hơn. Nếu bạn có không gian cho một bộ bàn ghế nhỏ trong nhà bếp của mình, hãy chọn loại có kiểu dáng thanh mảnh để tránh không gian quá lộn xộn. Bên cạnh đó hãy lựa chọn đồ nội thất có thể dễ dàng gấp gọn khi không sử dụng và ghế có lưng khoét sâu để ánh sáng vẫn truyền qua./.