Bạn đã biết rằng gỗ ép là vật liệu rất phổ biến được sử dụng trong nội thất, nhưng bạn đã biết việc sử dụng gỗ ép, đặc biệt là gỗ ép uốn cong đã bắt đầu như thế nào?

Gỗ ép uốn cong và vai trò của những nhà thiết kế lớn trong việc phát triển vật liệu này

Sử dụng gỗ ép uốn cong có thể đã bắt đầu từ năm 2600 TCN, khi đó người Ai Cập cổ đại sử dụng kỹ thuật của mình để dán các tấm ván gỗ vào với nhau. Vào năm 1874, một kỹ sư người Mỹ tên Isaac Cole đã lần đầu tiên được cấp bằng sáng chế cho kỹ thuật uốn ván gỗ ép của mình.

Tuy nhiên, trước đó vào những năm 1830, nhà thiết kế nội thất người Đức gốc Áo nổi tiếng Michael Thonet đã bắt đầu thử nghiệm việc dán các tấm ván gỗ. Với thành công từ chiếc ghế mang số hiệu S45 làm bằng chất liệu gỗ ép uốn cong của mình, Michael Thonet đã chính thức cho thành lập công ty “Gebrüder Thonet” vào năm 1931. 

Cùng ý tưởng về gỗ ép, nhà thiết kế nội thất người Hà Lan Mart Stam cũng đã tạo ra các chi tiết bằng gỗ ép uốn cong, khiến cho chiếc ghế mà ông thiết kế có được diện mạo không chỉ thoải mái hơn mà còn thanh lịch và độc đáo.

Vào những năm 1930, KTS người Phần Lan Alvar Aalto là nhà thiết kế đầu tiên chủ ý sử dụng gỗ ép uốn cong để tạo ra sản phẩm Piamio. Trong những thập kỷ tiếp theo, nhiều nhà thiết kế khác cũng đã đóng góp vào sự phát triển của việc sử dụng ván ép uốn cong. Trong số đó có Marcel Breuer, Charles Eames, Eero Saarinen và Arne Jacobsen. Rất nhiều mẫu nội thất nổi tiếng do họ thiết kế đã và đang được sản xuất, trở thành những món nội thất được yêu thích trên khắp thế giới.

Chairs.jpg

Gỗ ép uốn cong và ứng dụng vô tận cho đến ngày nay

Nhiều người vẫn nghĩ sản phẩm gỗ ép nổi bật nhất là gỗ ép thẳng, điều đó là sai lầm. Vào năm 1850 – 1890, gỗ ép uốn cong là vật liệu rất phổ biến và được sử dụng với nhiều giải pháp sáng tạo trong các lĩnh vực khác nhau, không chỉ riêng đồ nội thất.

Ví dụ, vào những năm 1860 ở Mỹ, các kỹ sư ở New York đã thiết kế đường ray bằng gỗ ép vì vật liệu này chắc chắn và dễ xử lý. Hơn nữa, đây còn là vật liệu có giá thành rẻ và là một lựa chọn thay thế tốt hơn cho chất liệu sắt. Không chỉ thế, gỗ ép còn được một công ty sử dụng để làm ra những chiếc hộp đựng trà.

Vào những năm 1920, các KTS và nhà thiết kế nội thất bắt đầu thử nghiệm khả năng vô tận của gỗ ép uốn cong. Trong Thế chiến, gỗ ép được người Anh sử dụng để chế tạo máy bay, người Đức sử dụng nó bên trong ô tô vào những năm 1930 và vào những năm 1950 và 1960, vật liệu này đã được sử dụng trong xây dựng nhà.

Gỗ ép và các kỹ thuật ép gỗ tiếp tục được phát triển. Vào những năm 1930, keo tổng hợp đã được tạo ra để sản xuất các miếng gỗ ép chống thấm nước, từ đó đến nay mọi người có thể sử dụng các sản phẩm gỗ ép ngoài trời. Gỗ ép uốn cong không ngừng được cải tiến để có thể đạt được chất lượng như ngày nay.

Tiếp đến đầu thế kỷ 20, một công ty sản xuất gỗ ép và đồ nội thất tên Luther (Estonia) đã sản xuất ra hàng loạt sản phẩm từ gỗ ép là hộp đựng mũ, túi xách, va li, quảng cáo chúng là những chiếc hộp nhẹ nhưng chắc chắn nhất. Luther đã cố gắng tạo ảnh hưởng đến ngành công nghiệp, mang đến cho mọi người trải nghiệm sử dụng hành lý nhẹ hơn để việc di chuyển bằng máy bay và ô tô sẽ thoải mái hơn.

Trước đó, vào những năm 1870, một công ty có tên Gardner & Company (New York) đã thiết kế một chiếc ghế có mặt ngồi và lưng được làm từ gỗ ép uốn cong. Sản phẩm này thành công đến mức được sao chép rất nhiều ở châu Âu, trong đó Luther cũng làm lại chiếc ghế và bán khá chạy.

015aa7814512a21926bf80bb2f5ab50e.jpgNhững chiếc hộp và va li làm từ gỗ ép uốn cong của Luther

Gỗ ép uốn cong, đặc biệt khi ứng dụng trong nội thất, vẫn liên tục được phát triển và sáng tạo không ngừng. Tại các hội chợ nội thất khắp thế giới, vật liệu này được thể hiện dưới nhiều hình thức hết sức độc đáo, cho thấy khản năng phát triển vô tận và ngày càng tốt hơn.

Biên dịch | H.N (Nguồn: Tameko)

XEM THÊM

  • Chính xác thì công nghệ in 3D hoạt động như thế nào?
  • Tái chế tàn thuốc lá thành gạch xây dựng: Tương lai mới cho kiến trúc xây dựng hiện đại?
  • Khám phá 8 thiết kế trên khắp thế giới chống lại trọng lực với kết cấu Tensegrity

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022