“Light Lines: The Architectural Photographs of Hélène Binet”, triển lãm của Học viện Nghệ thuật Hoàng gia ở London mới đây được tổ chức nhằm tôn vinh sự nghiệp và các tác phẩm tuyệt vời của nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Thụy Sĩ Hélène Binet.

kienviet-kham-pha-ve-dep-cua-kien-truc-thong-qua-ong-kinh-cua-Helene-Binet-9.jpgBảo tàng MAXXI (Zaha Hadid Architects) – Rome, Italy, 2009

Nếu bạn đang làm việc trong bất kỳ ngành nào có liên quan tới lĩnh vực kiến trúc thì cái tên Hélène Binet chắc chắn sẽ rất quen thuộc. Tên tuổi của nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Thụy Sĩ từ lâu đã gắn liền với ngành kiến trúc nhờ vào những bức ảnh chụp các công trình, tác phẩm của những  tên tuổi lớn trong ngành như Zaha Hadid, Daniel Libeskind và Peter Zumthor….. Tuy nhiên, điều khiến cho những bức ảnh của Binet nổi bật không nằm ở sự cộng tác của cô với những kiến trúc sư nổi tiếng mà ở khả năng nắm bắt và vận dụng mối quan hệ giữa hình khối và ánh sáng rồi biến chúng thành những bức ảnh tuyệt vời, chuyển kiến trúc thành hình ảnh đậm chất thơ ca.

Triển lãm ảnh Light Lines: The Architectural Photographs of Hélène Binetnhằm tôn vinh công trình của Binet suốt thời gian qua được mở cửa từ ngày 23 tháng 10 năm 2021 tại cơ sở của Học viện Nghệ thuật Hoàng gia (RA), RA’s Piccadilly. Triển lãm bao gồm khoảng 90 bức ảnh, có đủ từ những bức ảnh in trắng đen đến những bức ảnh đủ màu sắc, tất cả đều thể hiện góc nhìn mạnh mẽ và độc đáo của Binet.

kienviet-kham-pha-ve-dep-cua-kien-truc-thong-qua-ong-kinh-cua-Helene-Binet-2.jpgTu viện Sainte-Marie de la Tourette (Le Corbusier) – Eveux, Pháp, 2007

Vicky Richardson, người đứng đầu mảng kiến trúc của RA và người phụ trách Heinz cho biết: “Chương trình của chúng tôi trong năm tới tập trung vào việc khám phá các ý nghĩa và chất thơ của kiến trúc thông qua những công trình của Hélène Binet và kiến trúc sư người Mỹ John Hejduk.” Và thật vậy, các khái niệm về thơ ca, sự đơn độc, tĩnh lặng và kết cấu dường như luôn hiện diện trong những tác phẩm của Binet

Du lịch thế giới thông qua hình ảnh lặng lẽ, quyến rũ của Hélène Binet là một điều thực sự thú vị.  Ngoài ra, triển lãm còn dành một phần sự chú ý, tập trung vào công trình của kiến trúc sư quá cố Zaha Hadid (bao gồm những bức ảnh của bảo tàng MAXXI ở Rome), người mà Binet có mối quan hệ công việc vô cùng gần gũi, chặt chẽ – cũng như cô với những kiến trúc sư hàng đầu thế kỷ 20 và 21 khác. 

Từ Zumthor tới Gottfried Böhm và Le Corbusier, Binet đã luôn ở đó, bắt trọn vẻ đẹp của những ngôi nhà mang tính biểu tượng nhất của kiến trúc và mang tới những nét thơ mộng của riêng cô.

kienviet-kham-pha-ve-dep-cua-kien-truc-thong-qua-ong-kinh-cua-Helene-Binet-1.jpgObjects / Subjects Riga (John Hejduk) – Philadelphia, Hoa Kỳ, 1987kienviet-kham-pha-ve-dep-cua-kien-truc-thong-qua-ong-kinh-cua-Helene-Binet-3.jpgNhà nguyện Field Bruder Klaus (Atelier Peter Zumthor) – Wachendorf, Đứckienviet-kham-pha-ve-dep-cua-kien-truc-thong-qua-ong-kinh-cua-Helene-Binet-4.jpgBảo tàng Giao thông Vận tải Riverside (Zaha Hadid Architects) – Glasgow, Vương Quốc Anhkienviet-kham-pha-ve-dep-cua-kien-truc-thong-qua-ong-kinh-cua-Helene-Binet-5.jpgLingering Garden, Tô Châu, Trung Quốc, 2018

Dịch: dịch: Hiếu Nghĩa | Nguồn: Wallpaper

XEM THÊM

  • Top 10 công trình đáng chú ý của năm 2021
  • The Nest – Thiết kế khơi nguồn từ chiếc tổ chim ở Nambia
  • Thư viện vinh danh Haruki Murakami giữa lòng Tokyo
Bình luận từ Facebook

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022