Dự kiến tới năm 2050, sẽ có nhiều hơn gấp đôi số người trên 65 tuổi so với trẻ em dưới 5 tuổi hoặc thanh niên từ 15 đến 24 tuổi vì vậy, công nghệ, sản phẩm và quy trình xây dựng mới phải đáp ứng nhu cầu của người dân trong bối cảnh đô thị hóa và già hóa dân số.

Những con số biết nói

Từ năm 1950 đến năm 2011, dân số thành thị trên thế giới đã tăng lên gấp 5 lần. Năm 2019, dân số thành thị đã đạt 55% tổng dân số và đến năm 2050, ước tính có tới 2/3 dân số sống ở các khu vực thành thị. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không phải là không đổi ở tất cả các nơi trên thế giới. Theo Báo cáo Triển vọng Đô thị hóa Thế giới năm 2018 của Liên hợp quốc, dân số đô thị toàn cầu dự kiến sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người từ năm 2018 đến năm 2050, với gần 90% mức tăng này tập trung ở châu Á và châu Phi.

Khi số dân ở khu vực này tăng lên, dẫn theo các hệ quả như nhu cầu về năng lượng, thực phẩm, nước sạch trở nên khan hiếm hơn. Sự thiếu hụt trầm trọng cùng với tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và môi trường.

Theo những điểm nổi bật của báo cáo năm 2019, năm 2018 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử, số người từ 65 tuổi trở lên đã vượt quá số trẻ em dưới 5 tuổi, dự đoán dân số già hóa. Dự kiến tới năm 2050, sẽ có nhiều hơn gấp đôi số người trên 65 tuổi so với trẻ em dưới 5 tuổi hoặc thanh niên từ 15 đến 24 tuổi.

Kiến trúc gia đình sẽ như thế nào trong tương lai?

DF__.jpg  Atelier Wilda. Hình ảnh © David Foessel

Đại dịch Covid-19 đã cho thấy nguy cơ sức khỏe và tính mạng con người bị đe dọa rõ rệt, gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, quan hệ lao động, du lịch và dòng người di cư. Song song với đó, xu hướng toàn cầu đối với đô thị hóa và già hóa dân số là những thay đổi đã được quan sát thấy, điều này đồng thời sẽ thay đổi cách thiết kế thành phố và khu dân cư. Làm thế nào để các kiến trúc sư có thể chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của đô thị ngày càng già hóa dân số trong tương lai không xa?

Một câu trả lời đơn giản là: thông qua việc sử dụng có ý thức và nhất quán hơn nguồn lực con người, tài nguyên thiên nhiên, tài chính và tất nhiên cả cách sử dụng không gian.

Vậy những thay đổi nào trong kiến trúc đáng chú ý nhất?

Sống chung và thay đổi thói quen: Sở hữu nhà riêng không còn là mục tiêu chính

Khả năng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ được tạo điều kiện, thường thông qua các ứng dụng trực tuyến internet. Sử dụng các phương tiện công cộng, các ứng dụng đi chung xe ngày càng trở nên phổ biến.

Ví dụ, ngân sách chi trả cho một chiếc ô tô ở thành phố lớn có thể nhiều hơn và tốn nhiều thời gian hơn để giải quyết công việc so với việc sử dụng dịch vụ đi chung xe, các dịch vụ, ứng dụng thuê xe khi cần thiết. Điều này cũng tương tự như không gian làm việc hay một ngôi nhà. Thực tế cho thấy đang có rất nhiều mô hình co-working được đặt ra. Xu hướng này bao gồm cả cách sống. Hélène Subremon, nhà xã hội học nhà ở và quản lý dự án gắn kết xã hội tại Saint-Gobain, chỉ ra rằng, không giống như các thế hệ trước, sở hữu một ngôi nhà không còn là mục tiêu chính của cuộc sống.

LK.jpg Văn phòng Besix Dordrecht | RoosRos Architecten. Hình ảnh © Luuk Kramer

Ngay cả trong không gian nhà ở, các khái niệm “co-living”, vốn xuất hiện ở Đan Mạch vào những năm 1970 khi giá bất động sản cao cắt cổ và sự cô đơn ở thành phố lớn đã bắt đầu xuất hiện, giúp mọi người mong muốn tìm kiếm phương pháp mới để sống, một trong số đó nhằm bồi dưỡng ý thức cộng dồng, tính bền vững và một nền kinh tế hợp tác.

Gần đây, mô hình co-living đã thu hút nhiều người theo dõi và khơi dậy sự quan tâm trên thị trường, các khu vực chung được chia sẻ cho nhiều người, thậm chí cả gia đình, tiết kiệm tài nguyên và tạo ra không gian sinh hoạt cộng đồng.

Nhà ở nên thích nghi, bao gồm nhiều không gian sống và các thành viên gia đình đa thế hệ

MC.jpg CO Viladecans House | Aquidos. Hình ảnh © Mariana Castel

Theo đó, nhà ở đa năng luôn được mong đợi có thể thích ứng với các giai đoạn sử dụng khác nhau, thay đổi công năng theo thời gian. Đầu tư vào các giải pháp nhà mô-đun có thể dễ dàng gắn vào hoặc thoái rời là cách tiếp cận đầu tiên để đáp ứng nhu cầu thay đổi.

Như tổ chức không gian mở, loại bỏ rào cản là tường và vách ngăn như Le Corbusier đã đưa ra gần 100 năm trước vẫn đang được ứng dụng cho đến ngày nay, có thể định hình không gian mới theo nhu cầu gia chủ, phù hợp với nhu cầu thay đổi của con người và gia đình, thích ứng với nhu cầu cấp thiết của không gian và quan trọng hơn hết là để gia đình phát triển.

KH.jpg Ngôi nhà Gable | mia2 Architektur. Hình ảnh © Kurt Hörbst

Sự hài hòa về chất lượng cuộc sống cũng ngày càng được chú trọng, đặc biệt ở thời điểm nhạy cảm của dịch Covid-19, các không gian làm việc tại nhà – văn phòng tại gia được bình thường hóa. Và giờ đây, nhiều công ty có thể suy nghĩ lại về chính sách làm việc và nhu cầu của họ đối với những trụ sở văn phòng đồ sộ, vốn không sử dụng hết công năng. Một cuộc khảo sát của Saint-Global cho thấy, các tòa nhà thuộc khu vực cấp 3 của nền kinh tế chỉ có khoảng 25% tận dụng tối đa công năng.

Ngoài ra, việc thiết kế nhà ở cho nhiều thế hệ cũng trở nên phổ biến hơn. Dữ liệu năm 2018 từ AMA Research chỉ ra, ở Anh, số lượng gia đình đa thế hệ đã tăng 42% trong thập kỷ qua và ước tính có 1,8 triệu gia đình như vậy ở Anh.

JVA.jpg Trong Ngôi nhà trên Núi | Ant Studio. Hình ảnh © Jaidev Venkata & Anirudh S

Sức khỏe và an toàn là mối quan tâm hàng đầu đồng thời là thách thức đối với nhà thiết kế

Dân số già hóa buộc thiết kế kiến trúc cũng phải đáp ứng được nhu cầu của những người già và mọi lứa tuổi. Theo truyền thống, thiết kế nhà thường ít chú trọng tới các chi tiết dành cho người lớn tuổi hoặc người khuyết tật vì ảnh hưởng tới thẩm mỹ của ngôi nhà. Nhà bếp và phòng tắm là hai vị trí tiếp cận nhiều nhất và quan trọng nhất, do đó đòi hỏi các thiết kế phải được thực hiện cẩn thận nhất. Sử dụng kích thước, cấu hình và vật liệu thích hợp để nhiều người có thể ở được, thực hiện nhiều chức năng nhất có thể đã trở thành nhiệm vụ của thiết yếu của thiết kế đô thị.

uT.jpg Gaothan | unTAG. Hình ảnh © unTAG Kiến trúc & Nội thất

90% thời gian chúng ta dành thời gian ở trong nhà, vì vậy nên sử dụng những vật liệu, thiết kế mang lại điều kiện sống tốt nhất cho gia chủ, đặc biệt chú ý tới nhiệt độ trong nhà bởi chúng dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh như thay đổi khí hậu hoặc biến đổi nhiệt tại khu đông dân cư.

Chú trọng tới giải pháp thụ động, không yêu cầu hệ thống sưởi ấm, làm mát phức tạp mà đầu tư về hướng lâu dài, bền vững. Nhiệm vụ và trách nhiệm của kiến trúc sư là tìm ra, cập nhật các vật liệu, công nghệ và giải pháp xây dựng mới để mang tới tiện nghi nhất cho không gian sống.

Tiếng ồn, chất ô nhiễm và chất lượng không khí kém ở không gian trong nhà: Những vấn đề mới với mật độ đô thị tương lai

Ngoài ô nhiễm đô thị, chất lượng không khí trong ngôi nhà của bạn rất đáng lưu tâm. Đây là vấn đề dường như dễ bỏ qua nhưng đã có những nghiên cứu cho thấy, không khí trong nhà tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của King’s College London, nếu chúng ta dành một giờ để nấu ăn mỗi ngày do quy định về xã hội trong thời kỳ đại dịch, chúng ta sẽ tiếp xúc với ô nhiễm dạng hạt trung bình hơn 19%. Khi nấu ăn như chiên và nướng sẽ tạo ra lượng lớn các hạt nhỏ, khi hít vào có thể đi vào phổi, máu và tim.

SG.jpg Saint-Gobain | Valode & Pistre. Hình ảnh © Sergio Grazia

Bên cạnh đó, chất ô nhiễm bên trong có thể gây kích ứng, đau đầu, viêm họng, thậm chí các bệnh về đường hô hấp. Nhưng làm thế nào để giảm sự hiện diện của chúng?

Đầu tiên, các kiến trúc sư cần chọn vật liệu xây dựng và sản phẩm thải ra hàm lượng VOC và formaldehyde thấp, cung cấp hệ thống thông gió đầy đủ và luồng không khí liên tục rất quan trọng.

PR.jpg Nhà dưỡng lão Nenzing | Dietger Wissounig Architects. Hình ảnh © Petra Rainer

Một sản phẩm để cải thiện chất lượng không khí trong nhà chẳng hạn như tấm thạch cao hoặc lớp phủ tường được thiết kế để hấp thụ chất ô nhiễm và đảm bảo chất lượng không khí cho người dùng.

Nấm mốc cũng có thể là kẻ thù gây ra những vấn đề cho người bị dị ứng và các vấn đề về hô hấp và các cơn hen suyễn. Người già và trẻ nhỏ, người có sức đề kháng kém đều là những đối tượng có nguy cơ bị tấn công bất cứ lúc nào.

PK.jpgDinh thự Olive và Đá | Nikos Mourikis. Hình ảnh © Pygmalion Karatzas

Ngoài ra, việc đảm bảo môi trường âm thanh phù hợp cần được tính đến. Suy giảm khả năng nghe giữa người cao tuổi có thể ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình, khiến người khiếm thính dễ bị sa sút trí tuệ. Tiếp xúc với tiếng ồn có thể gây kích động và ảnh hưởng tới giác quan khác. Việc thiết kế khung cửa sổ và tường cách âm là bước đầu tiên để ngăn ngừa vấn đề này.

ED.jpg Nhà Tresno | Kiến trúc RAW. Hình ảnh © Eric Dinardi

Một mối quan tâm khác đối với sức khỏe là khả năng tiếp cận ánh sáng ban ngày. Sự phân bố đồng đều của ánh sáng tự nhiên có thể giúp mọi người thấy được xung quanh đang làm gì và điều chỉnh đồng hồ sinh học, cải thiện sức khỏe tinh thần, tăng cảm giác hạnh phúc. Tương tác với thiên nhiên ngay cả khi nhìn ra cửa sổ cũng giúp cho người già và những người sa sút trí tuệ dễ dàng kết nối với thế giới bên ngoài, cảm thấy tự tin hơn và kiểm soát, cải thiện tâm trạng.

DF.jpg Atelier_142 | Atelier Wilda. Hình ảnh © David Foessel

Kết luận

Mục tiêu của kiến trúc là cánh tay phải hỗ trợ cho những tình huống không lường trước được của cuộc sống. Nếu các kiến trúc sư cân nhắc thiết kế ngay từ quá trình ban đầu hoàn toàn có thể thay đổi đáng kể và mang lại sự linh hoạt, đa năng cho người dùng, đặc biệt đối với người khuyết tật. Thế giới đang thay đổi từng ngày, vì vậy, công nghệ, sản phẩm và quy trình xây dựng mới phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân thông quan đổi mới vật liệu và hệ thống kết nối mới.

Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Nghệ thuật và kiến trúc: 6 công trình nghệ thuật tiêu biểu ứng phó với khủng hoảng khí hậu
  • Xưởng nghiên cứu: “Đô thị hóa và những câu chuyện Đô thị”
  • Tạo lập bản sắc đô thị trong quá trình đô thị hóa

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022