Hệ vi khuẩn đường ruột có chứa 3 loại vi khuẩn gồm vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại và vi khuẩn trung tính với tỷ lệ lý tưởng nhất tương ứng với từng loại vi khuẩn là 2:1:7.

Vi khuẩn có lợi cho đường ruột được các bác sĩ Nhật gọi với một cái tên khá đặc biệt "vi khuẩn hồi xuân". Vì loại vi khuẩn này có thể giúp cơ thể phân hủy isoflavone đậu nành thành equol - một chất tương tự như estrogen. Ngoài ra, những lợi khuẩn trong ruột ngoài trẻ hóa cơ thể còn có tác dụng giảm cân, làm đẹp da, ngăn ngừa loãng xương, ung thư, cũng như là "vũ khí" tốt đối với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

Ngược lại, nếu vi khuẩn có hại chiếm ưu thế trong đường ruột có thể gây táo bón và tăng nguy cơ của bệnh béo phì và tiểu đường.

Vi khuẩn đường ruột có lợi có thể được tăng lên thông qua việc cảu thiện chế độ ăn uống. Tomomi Himeno, bác sĩ người Nhật cũng đã chỉ ra một số thực phẩm hỗ trợ lợi khuẩn phát triển.

3 thực phẩm hỗ trợ lợi khuẩn

1. Thực phẩm giàu chất xơ

photo-1-169909894273248817967.jpg

Chất xơ có thể thúc đẩy nhu động ruột cũng như trở thành "thức ăn" cho men vi sinh đường ruột, làm sạch môi trường ruột cũng như ức chế lượng đường trong máu tăng nhanh, giảm lượng cholesterol. Cùng với đó, những thực phẩm giàu vi khuẩn axit lactic có nguồn gốc thực vật và chất xơ cũng có tác dụng cải thiện môi trường đường ruột, loại bỏ táo bón, điều chỉnh hệ thần kinh tự chủ và cải thiện quá trình trao đổi chất. Các thực phẩm có thể kể đến như gạo lứt, hạnh nhân, yến mạch, khoai lang, tảo bẹ...

Đồng thời, những thực phẩm giàu oligosacarit cũng có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa. Bởi đây là chất không được tiêu hóa và hấp thụ bởi axit dạ dày và ruột non nên chúng có thể đi vào ruột và cung cấp chất dinh dưỡng probiotic. Những thực phẩm giàu oligosacarit có thể kể đến bao gồm các loại trái cây và rau quả, amazake (một loại rượu ngọt của Nhật)...

photo-1-16990990777031600312890.jpg

Amazake

Không chỉ vậy, do nguyên liệu của equol có nguồn gốc từ isoflavone đậu nành nên việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành có thể làm tăng khả năng sinh sản của "vi khuẩn hồi xuân", giúp cơ thể tiết ra nhiều equol hơn.

2. Thực phẩm lên men tự nhiên

Việc bổ sung một lượng lớn men vi sinh và prebiotic là điều cần thiết để tăng vi khuẩn có lợi cho đường ruột và cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Khi nói đến các loại men vi sinh đường ruột thì lactobacilli và các loại bifidobacteria đóng vai trò rất quan trọng.

Bifidobacteria chủ yếu hoạt động ở ruột già và có thể chuyển hóa các axit béo chuỗi ngắn như axit lactic và axit axetic có thể bảo vệ niêm mạc ruột, ức chế tích tụ mỡ và ngăn ngừa béo phì và tiểu đường. Lactobacilli chủ yếu hoạt động ở ruột non và đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng miễn dịch.

photo-1-1699099131330916355895.jpg

Chúng có thể được bổ sung thông qua các thực phẩm lên men như kimchi, natto, miso, sữa chua...

3. Các loại dầu tốt

Dùng dầu hạt lanh, dầu tía tô, quả óc chó, hạnh nhân và các loại dầu chất lượng cao khác giàu axit béo omega - 3. Axit béo omega3 có thể trở thành thức ăn cho men vi sinh và cũng có thể được sử dụng làm chất bôi trơn đường ruột giúp đại tiện trơn tru, từ đó cải thiện môi trường đường ruột.

Ngoài việc ăn uống, hệ vi khuẩn đường ruột còn có thể cải thiện nhờ các thói quen sinh hoạt tốt gồm:

1. Nhai chậm và kỹ

Nhai mỗi miếng cơm trên 30 lần có tác dụng kích thích dây thần kinh từ ruột với não bộ, thúc đẩy hoạt động của lợi khuẩn trong ruột, kích thích nhu động đường tiêu hoá và bài tiết dịch tiêu hoá.

photo-1-1699099207877328004371.jpg

Ngoài ra, việc nhai chậm và kỹ còn giúp tăng tiết nước bọt và giải phóng hormone trẻ hóa parotin ở tuyến dưới tai, chống oxy hóa cũng như duy trì sự chắc khỏe của xương và các cơ quan nội tạng.

2. Vận động mỗi ngày

Chỉ cần vận động bằng những phương pháp đơn giản như đi bộ hay leo cầu thang cũng sẽ mang lại hiệu quả nhất định đối với sức khỏe. Điều này không chỉ giúp rèn luyện cơ bắp, thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường trong máu, giúp mạch máu luôn tươi trẻ.

Đồng thời, việc vận động thường xuyên sẽ kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hoá, tăng lượng máu đến các cơ quan trong hệ tiêu hoá và giúp thức ăn tiêu hoá và hấp thụ nhanh hơn.

photo-1-16990993077662028736622.jpg

3. Rửa tay thường xuyên

Bàn tay là nơi có thể vô tình tiếp xúc nhiều vi khuẩn có hại và đưa vào cơ thể, nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hoá. Không chỉ vậy, việc rửa tay còn có khả năng ngăn ngừa lão hóa mạch máu.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022