Tại Trung Quốc, quan điểm sống nương tựa vào con cái khi về già dần thay đổi theo thời gian. Ngày càng nhiều người cao tuổi chọn lối sống tự lập, tự chủ, không phiền đến con cái khi bước vào giai đoạn nghỉ hưu. Thay vì đến sống cùng con, họ lại chọn những trung tâm xã hội, viện dưỡng để an hưởng tuổi già. 

Trên thực tế, có vô số lý do khiến người già đưa ra quyết định sống ở viện dưỡng lão. Họ có thể là những người neo đơn, không con cái, bệnh tật hay thậm chí là bị bạc đãi. Cũng có người vào viện dưỡng lão vì họ không muốn phiền đến con và muốn sống nốt cuộc đời bình yên, ít ồn ào. Bà Tảo, 70 tuổi ở Trung Quốc là một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này.

Vợ chồng bà Tảo có 2 người con, 1 trai và 1 gái. Sau khi kết hôn, bà cùng chồng tập trung làm lụng vì mong muốn có tiền cho 2 con đi học. Hai ông bà chưa từng có một kỳ nghỉ dưỡng đúng nghĩa. Quanh năm suốt tháng họ gắn bó với đồng ruộng, thi thoảng khi còn đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập. Ngoài kế hoạch cho con, vợ chồng bà Tảo còn muốn có thêm khoản tiết kiệm để dưỡng già, cũng như phòng khi các con có việc cần đến tiền.

screenshot-2024-07-30-162708-17223316475931462260041-1722399395645-17223993959442037127823.png

Ảnh minh họa

Sau nhiều năm làm việc vất vả để nuôi con, cả 2 người con của vợ chồng bà Tảo đều đã trưởng thành, sự nghiệp và gia đình riêng. Tuy nhiên, cuộc sống trong giai đoạn này lại không suôn sẻ và êm đềm như bà Tảo tưởng tượng. Đó cũng là nguyên nhân khiến bà lão quyết định chuyển vào viện dưỡng lão thay vì ở với con.

Năm năm trước, khi con dâu sinh con, bà Tảo cùng chồng quyết định lên thành phố để hỗ trợ chăm cháu, cũng như phụ giúp công việc nhà. Những tưởng cuộc sống sẽ hạnh phúc, vui vẻ vậy mà mối quan hệ giữa bà và con dâu lại dần sứt mẻ vì những mâu thuẫn vụn vặt. Biết con dâu không muốn sống chung, 2 ông bà lại dắt nhau về quê sống trong căn nhà cũ. 

screenshot-2024-07-30-163009-1722331818357139712907-1722399396646-17223993968351412909831.png

Ảnh minh họa

Một thời gian sau, bà Tảo nhận được tin căn nhà đang ở thuộc diện tháo dỡ và gia đình sẽ được đền bù số tiền 8 tỷ đồng. Biết chuyện, thái độ của cô con dâu thay đổi hoàn toàn. Họ trở về quê ngay lập tức để đón vợ chồng bà Tảo lên thành phố ở. Phía con gái cũng mời 2 ông bà đến sống chung, nhưng vì không muốn làm phiền nên bà đã từ chối, quyết định sống với gia đình cậu con trai.

Trong thời gian sống chung với vợ chồng con trai, con dâu thường xuyên tỏ thái độ khó chịu ra mặt vì chưa biết bao giờ mới nhận được tiền đền bù. Biết tính khí của con dâu, vợ chồng bà Tảo luôn khéo léo ứng xử để tránh xảy ra mâu thuẫn. Cũng trong thời gian này, bà Tảo cùng chồng đã âm thầm tìm một trung tâm dành cho người cao tuổi mà không báo với gia đình 2 con.

Sau hơn 2 năm chờ đợi, chúng tôi đã nhận được số tiền đền bù gần hơn 2 triệu NDT (khoảng 8 tỷ đồng). Biết chuyện, người con dâu lập tức thúc giục chồng bảo bố mẹ chia tiền. Tuy nhiên, bà Tảo và chồng đã có dự định từ trước. Họ cho con gái 500.000 NDT, cho gia đình con trai 1 triệu NDT coi như chi phí sinh hoạt trong suốt 2 năm vừa rồi. Số còn lại là tiền nghỉ hưu, dưỡng già của 2 vợ chồng để không phải làm phiền đến các con.

4c5d4a5f85c642868a4a06e4494f7479noop-17223316476361763629308-1722399398538-17223993986851700234365.jpg

Ảnh minh họa

Nghe xong, người con dâu thay đổi sắc mặt và còn tỏ thái độ thiếu tôn trọng với vợ chồng bà Tảo. Trong trường hợp này, bà Tảo cảm thấy không hề có lỗi. Khi chúng kết hôn, vợ chồng bà nhiều lần cho con trai tiền mua nhà, mua ô tô, đồng thời còn giúp chúng chăm sóc con cái. Ấy vậy, con dâu chưa một lần cảm ơn hay phụng dưỡng, còn tỏ thái độ khó chịu với bố mẹ chồng. 

Chuyển vào viện dưỡng lão, cuộc sống của vợ chồng bà Tảo thanh thản và nhẹ nhàng hơn. Họ không còn phải lo lắng về cuộc sống hay con cái, tinh thần luôn lạc quan, yêu đời để an hưởng tuổi già. Bà Tảo và chồng không hề hối hận trước quyết định của bản thân. Họ nhận ra rằng cuộc sống tự tại, nhẹ nhàng mới là tốt nhất cho tuổi già của mình. 

Theo Toutiao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022