Tôi họ Cố năm nay 70 tuổi, là một giáo viên cấp 2 đã về hưu. Mặc dù là người có sự nghiệp ổn định, lương hưu khá cao nhưng, vợ chồng tôi không có con.

Việc này đồng nghĩa với sau này chúng tôi vào viện dưỡng lão, người khác hai, ba hôm có người vào thăm, cònchúng tôi thì sống cô độc đến già.

Đó chỉ là suy nghĩ trước đây của tôi.

photo-1723793272194-1723793272999938684567-1723797822212-17237978229761610932996.png

Kém duyên với con cái

Chúng tôi đã từng có con. Thằng bé được chưa đầy một tháng bị chết yểu. Vợ tôi khóc mấy tháng liền. Vì quá đau buồn, sức khỏe kém dần. Về sau, muốn mang thai nhưng khá khó.

Vì chuyện này, chúng tôi chạy dọc chạy xuôi tìm bác sĩ, uống không biết bao là thuốc nhưng kết quả không thay đổi được gì.

Năm vợ tôi 30 tuổi, chúng tôi không muốn đặt niềm tin rồi thất vọng nên nhận nuôi một bé con gái.

Lần đầu tiên nhận nuôi một đứa con, vợ tôi dồn hết tình yêu thương vào con. Nhưng không ngờ, một ngày, mẹ ruột con bé tìm đến, nói muốn nhận con về. Chúng tôi không còn cách nào khác, chỉ đành bóp nghẹt hơi thở nói câu đồng ý đầy đau đớn.

Một chuỗi sự việc xảy ra làm vợ tôi bị đả kích rất lớn. Chúng tôi không dám nhận nuôi bất kỳ đứa trẻ nào.

Vợ tôi không chịu nổi, mỗi lần tôi an ủi bà ấy tôi thường nói rằng không có con cũng chẳng phải là vấn đề to tát hai vợ chồng sống hạnh phúc với nhau là được, mặc kệ người khác bàn tán.

Từ ngày ấy trở đi, bà ấy sống khép kín hơn. Tan làm là về nhà, không tham gia bất kì hoạt động tập thể nào, lúc nào chỉ có một mình. Còn tôi, tôi không nghĩ ngợi nhiều, vì nghĩ mỗi người đều có cách sống khác nhau.

Tôi khá lạc quan, mỗi ngày đều bận bịu công việc, lên công ty là tiêu hao hết năng lượng, tan làm tôi thường động viên bản thân. Tôi thích đọc sách. Có sở thích làm niềm vui nên tôi không cảm thấy buồn tẻ.

Một phần không có áp lực kinh tế, nên mỗi ngày đều sống khá thảnh thơi. Hơn nữa họ hàng, người thân đối xử với tôi rất tốt. Nhất là con trai của em tôi.

Coi cháu trai như con ruột

Cháu tên là Bác Văn. Từ nhỏ, cháu rất hợp tôi. Mỗi lần nghe thấy cháu gọi tôi một tiếng "Bác ơi", tôi cảm thấy rất vui.

Trước đây, khi Bác Văn còn nhỏ, bố mẹ cháu đi làm xa. Mỗi năm đến kỳ nghỉ hè, nghỉ đông tôi thường đón cháu sang chơi để nấu cơm, dạy học, cho cháu đi chơi.

Từ lúc Bác Văn xuất hiện, làm tôi có cảm giác mình đang làm bố. Cảm giác này tôi chưa từng có bao giờ.

Bác Văn học rất giỏi. Sau này thi vào một trường đại học trọng điểm trong thành phố.

photo-1723793274379-1723793274797800796329-1723797824686-17237978247611186961186.png

Những năm ấy, cháu học đại học xa nhà. Tôi sợ ở ngoài đấy vất vả, thỉnh thoảng tôi cho cháu ít tiền. Em trai và em dâu trêu cháu rằng sau này đi làm kiếm tiền là phải nhớ đến bác Cố. Thật ra, mấy câu này tôi chưa bao giờ để tâm.

Một câu nói - chết trong tim

Lúc cháu ra trường, cũng là lúc vợ tôi qua đời vì bệnh tật.

Đợt ấy, tôi cảm giác nỗi mất mát tràn đầy khắp ngóc ngách trong tâm hồn. Một cảm giác đan xen: đau đớn, sợ hãi, vô định. Quãng thời gian đó, Bác Văn hay đến thăm, tâm sự, nấu cơm cho tôi. Có lần cháu vô tình nói rằng:

"Bác cứ yên tâm, sau này con sẽ nuôi bác. Mẹ con đã nói với con rồi, bác không có con trai, sau này kiểu gì bác cũng sẽ cho con tài sản…"

Nghe xong, tôi lặng người một chút. Việc này, tôi đã nghĩ thoáng qua, nhưng nghe tất cả những gì cháu nói, tôi có chút gì đó rất ngỡ ngàng.

Đêm ấy, tôi không thể ngủ được.

Lần đầu tiên tôi thấy đứa trẻ này có suy nghĩ một cách tư lợi như thế. Nếu như tôi không có tiền, không có nhà thì cháu có đối xử tốt với tôi hay không.

Từ đợt đó trở đi, tôi bắt đầu giữ khoảng cách với Bác Văn.

photo-1723793276373-17237932764961815936264-1723797825711-17237978261791469517038.png

Thực tế mà nói, hiện tại sức khỏe tôi khá tốt, tiền lương hưu đủ tiêu, thêm nữa là mấy năm nay tôi có một khoản tiết kiệm nên không lo lắng gì.

Bác Văn đã cứu tôi một mạng

Mấy năm sau, cháu đã kết hôn và có con. Thỉnh thoảng, cháu và vợ qua thăm tôi, mua cho tôi ít hoa quả, lại có lúc mua cho tôi bộ quần áo. Tôi thấy rất ngại, nên có lúc tôi gửi trả tiền trực tiếp, có lúc tôi cho bé con nhà cháu.

Kể ra khá trùng hợp, một lần cháu qua nhà tôi, cháu đã cứu tôi một mạng.

Hôm đấy, cháu cùng vợ sang thăm. Thấy gõ cửa liên tục không thấy tôi mở, cảm giác có điều gì đấy không lành, vậy nên cháu phá cửa, rồi phát hiện tôi ngất trong nhà vệ sinh.

May mà hôm đó cháu đến kịp, không thì tôi không giữ được mạng.

photo-1723793278374-1723793278844197694731-1723797826696-1723797826825164578958.png

Đêm hôm đó tỉnh giấc, tôi thấy Bác Văn nằm bên cạnh, mắt tôi bỗng đỏ hoe.

Nhìn thấy tôi, cháu bỗng vui như một đứa trẻ, gọi "Bác ơi!", cảm giác này làm tôi nhớ trước đây.

Là một sự hiểu nhầm

Cả một tháng, Bác Văn là người chăm sóc tôi

Ban này, cháu thuê người đến chăm sóc, còn ban đêm, sau khi tan làm, cháu đến chăm tôi: rửa mặt, nấu cơm, gọt hoa quả,...

Lúc đó, suy nghĩ của tôi khá phức tạp.

Chăm cháu từ lúc bé đến khi trưởng thành. Cháu rất gần gũi với tôi. Nhưng từ lần ấy, tôi cảm giác cháu làm tất cả chỉ vì lợi ích bản thân, nên tôi không thấy thoải mái.

Giờ thấy cháu quan tâm tôi, tôi rất cảm động. Sau khi ra viện tôi quyết định làm một việc. Tôi nói với cháu rằng sau này tôi sẽ nhờ cậy vào cháu, khi tôi trăm tuổi, tôi sẽ để lại tài sản cho cháu.

Tôi chưa kịp nói hết câu, cháu đã khóc, thanh minh:

"Bác, cháu hôm đó sai rồi, cháu lúc ấy còn nhỏ, chưa hiểu chuyện, đã nói những câu khiến bác tổn thương. Cháu đã hối hận rất lâu nhưng không biết giải thích với bác như thế nào…

"Khi trở thành bố, cháu mới hiểu ra nuôi dưỡng một đứa trẻ không phải là chuyện đơn giản. Nhớ năm xưa, bác như bố cháu, nuôi cháu, kèm cặp cháu, cháu rất biết ơn bác.

Cháu đã bàn kĩ với vợ rồi, cháu sẽ có trách nhiệm với bác khi về già. Thật ra cháu còn có bố mẹ, có gia đình, nên vậy cháu sẽ thuê một người giúp việc, cách hai ba hôm cháu sẽ đến. Cháu hứa sẽ hết lòng với bác. Còn tài sản, cháu thực sự không cần…"

Nghe cháu nói, tôi vô cùng cảm động. Bao nhiêu năm qua, tôi đã hiểu nhầm cháu, hiểu nhầm tấm lòng thơm thảo này. 

Nhìn thấy Bác Văn trưởng thành và có trách nhiệm hơn tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Tôi yên tâm hơn về cháu, cũng yên tâm cho những năm tháng cuối cùng của cuộc đời mình.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022