Theo khảo sát, phụ nữ thường để lại tài sản cho con cái sau khi qua đời còn đàn ông triển khai luôn khi còn sống. Ảnh minh họa: Ketut Subiyanto/Pexels.
Theo một báo cáo được ngân hàng UBS tổng hợp từ các cuộc khảo sát, dữ liệu của Ngân hàng Thụy Sĩ và một số nguồn khác, trong việc quản lý tài sản của mình, nhiều phụ nữ không chỉ nghĩ đến việc truyền lại cho các thành viên trong gia đình.
"Đối với phụ nữ, tài sản thừa kế thường có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ truyền lại sự giàu có cho thế hệ tiếp theo; nó còn có khả năng tác động tích cực đến cuộc sống của những người khác", Marianna Mamou, trưởng bộ phận "tư vấn ngoài đầu tư" của UBS Global Wealth Management, nói với CNBC.
Đây là điều con cái phải làm khi bố mẹ muốn ly hôn ở tuổi xế chiềuĐỌC NGAY
Ví dụ, cách phụ nữ sử dụng tài sản của họ thường phù hợp với các giá trị cá nhân hoặc phục vụ một số mục đích khác. Báo cáo cho biết đó có thể là bất cứ điều gì, từ hỗ trợ các tổ chức từ thiện, giúp đỡ con cái bắt đầu kinh doanh hay mua nhà.
Theo báo cáo, phụ nữ nhìn chung cũng nhìn nhận sự giàu có của họ theo một cách cụ thể.
“Phụ nữ có xu hướng nhận thức và coi trọng sự giàu có chủ yếu như một nguồn an toàn, có xu hướng tập trung vào việc đảm bảo an toàn về tài chính và có khả năng trang trải một lối sống nhất định cho bản thân cùng những người thân yêu trong thời gian dài", báo cáo cho biết.
Sự khác biệt
Khi tìm cách giải quyết các câu hỏi trong việc chuyển giao lại tài sản cho người thừa kế, phụ nữ cũng có nhiều điểm khác so với nam giới.
Đối với câu hỏi về thời điểm chuyển giao, dữ liệu từ cuộc khảo sát năm 2022 của UBS Investor Watch cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ đặc biệt rõ rệt.
"Ngày càng có nhiều phụ nữ thích chờ đợi và để lại của cải sau khi qua đời vì không muốn những người thừa kế lo lắng về sức khỏe của họ. Ngoài ra, nhiều phụ nữ lo lắng về tranh chấp giữa những người thừa kế hơn nam giới", Mamou nói.
Ví dụ, 44% phụ nữ lo lắng về điểm thứ hai so với 37% nam giới.
Nhiều phụ nữ lo lắng về tranh chấp giữa những người thừa kế tài sản của mình. Ảnh minh họa: Andrea Piacquadio/Pexels.
"Một lý do khác khiến phụ nữ muốn trì hoãn việc chuyển giao tài sản khi còn sống là họ muốn duy trì sự linh hoạt. 63% phụ nữ và 53% nam giới đưa ra lý do này trong cuộc khảo sát của UBS", Mamou cho biết thêm.
Những mẫu mẹ chồng mà con dâu nên ra ở riêngĐỌC NGAY
Tranh luận về việc để lại tài sản khi còn sống, 66% phụ nữ cho rằng thế hệ trẻ cần hỗ trợ tiền tệ, so với 61% nam giới. Mặt khác, nam giới có nhiều khả năng (65%) chuyển lại tài sản cho người thừa kế trước khi qua đời vì lý do thuế, so với 61% nữ giới, hoặc để xem những người thừa kế của mình sử dụng nó.
Lập kế hoạch
Ngoài việc phụ nữ chưa chắc chắn về số tài sản mà mình có thể để lại, báo cáo cho thấy một trong những lý do khiến họ ngần ngại trao của cải cho người thừa kế trước khi chết là do không biết rõ cần làm thế nào.
Vì vậy, báo cáo nhận định điều quan trọng là cần nhận lời khuyên của chuyên gia và lập kế hoạch càng sớm càng tốt.
Theo dữ liệu của UBS, một điều có thể giúp giải quyết vấn đề này là phụ nữ nói rằng họ cảm thấy dễ dàng hơn nam giới khi nói về tiền bạc với gia đình. Mamou cho biết thêm những cuộc thảo luận về tiền bạc có thể giúp giải quyết các mối bận tâm như xung đột về tài sản thừa kế và kỹ năng tài chính.
Bố mẹ nên dần đưa thế hệ trẻ tham gia vào các quyết định đầu tư để giúp việc chuyển giao tài sản thừa kế suôn sẻ hơn và ít bất ngờ hơn. Ảnh minh họa: Julia M Cameron/Pexels.
"Đưa các thế hệ trẻ tham gia vào các quyết định đầu tư sẽ giúp việc chuyển giao tài sản suôn sẻ hơn và ít bất ngờ hơn. Hơn nữa, kết hợp các giải pháp đầu tư bền vững cũng có thể là một cách tuyệt vời để tạo gắn kết và tận dụng kỹ năng của thế hệ trẻ", cô nói.
“Đầu tư cùng thế hệ tiếp theo mang đến cơ hội tuyệt vời để truyền lại những giá trị và bài học tài chính quan trọng khi thế hệ tiếp theo trưởng thành".
Điểm cuối cùng báo cáo đưa ra là phụ nữ thường sống lâu hơn, và do đó được thừa hưởng phần tiền từ bạn đời. Điều đó có nghĩa là họ có nhiều của cải hơn để chuyển giao cho thế hệ tiếp theo, vậy nên lập kế hoạch và thảo luận về điều này rất quan trọng.
GĐXH - Trong cơn giận giữ, ông quyết định lập di chúc, để lại toàn bộ bất động sản cho con dâu và cháu trai còn người con trai không được thừa hưởng một đồng nào.