Người xưa nói: Có phúc thì phải trân trọng phúc. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống, dù là một hạt gạo hay một ly nước, đều là phúc phận của chúng ta, không nên lãng phí.

Người khác thiết đãi, ăn uống gì là có định số

Nhiều người thích để người khác mời, nghĩ rằng như vậy là mình chiếm được tiện nghi, được lợi. Nhìn thì có vẻ như không cần phải tiêu tiền của chính mình, nhưng những gì bạn thực sự tiêu mất chính là phúc báo của chính bản thân.

nguoi-duoc-moi-an-uong1-1511.jpg

Lượng thực phẩm chúng ta ăn và nước chúng ta uống là có số lượng cố định trong đời. Dù là người khác đãi, hay ăn ở nhà ăn công cộng, chúng ta cũng phải biết trân trọng. Nếu không biết tu phúc, bồi phúc, phúc báo sẽ có ngày tiêu hao hầu như không còn.

Xưa kia, có một người đọc sách tên là Trương Sinh, lên kinh thi, hy vọng có thể cầu được công danh. Trên đường đi, anh tạm trú tại một quán trọ, trong quán trọ gặp được một chàng trai phi thường xuất chúng, người thanh niên này am hiểu thơ văn, càng đáng kinh ngạc hơn là chàng trai có năng lực dự đoán tương lai, hai người rất ăn ý với nhau.

Trương Sinh nghèo từ nhỏ, nghĩ thầm việc kết bạn với những người như vậy chắc chắn sẽ giúp anh thăng quan phát tài. Thế là anh dùng số bạc của mình để mời chàng trai trẻ uống rượu, chỉ trong vài ngày, số bạc của anh đã dùng hết.

Chàng trai trẻ bắt đầu mời lại Trương Sinh uống rượu và ăn uống, mỗi ngày đều được uống rượu ngon và ăn đồ ăn ngon. Cứ như vậy ăn một thời gian, Trương Sinh trở nên tham lam và quyết định ở lại lâu hơn để chàng trai trẻ chiêu đãi mình hàng ngày.

Nhưng sau một tháng, chàng trai trẻ không xuất hiện nữa. Khi Trương Sinh chuẩn bị thu dọn hành lý rời đi, mới phát hiện tủ của mình đều trống rỗng, bên trong chỉ có một tờ giấy, trên đó viết: “Ta là hồ tiên, ngươi ăn cái gì, uống cái gì, đều là ăn uống trong số mệnh của ngươi. Quần áo của ngươi đã được ta đổi thành bạc mời ngươi ăn uống. Tạm biệt, hẹn gặp lại khi có duyên”.

Dù thân đến đâu cũng đừng mời nhau ăn uống hay tặng quà liên tục

Khi tần suất mời bạn bè ăn uống, tặng quà quá nhiều, đối phương sẽ nghĩ bạn đang cố tình thể hiện bản thân. Họ sẽ cho rằng bạn đang phô trương đời sống vật chất phong phú hơn là đề cao tâm tính tốt đẹp của bạn.

Đâu chỉ có vậy, đối phương cũng dễ cảm thấy chạnh lòng khi được đối xử đặc biệt. Họ cũng rơi vào hoàn cảnh khó xử khi không có đủ tiềm năng tài chính để mời bạn ăn uống hay tặng lại các món quà giá trị. Nhìn chung, bài toán kinh tế sẽ xuất hiện trong đầu họ. Lúc này, dù có nhận hay không nhận quà từ bạn họ cũng đều cảm thấy khó xử và áy náy.

Dĩ nhiên khi bạn tặng quà 1 vài lần, họ sẽ vì cả nể mà nhận lấy. Nhưng nếu việc này diễn ra thường xuyên và liên tục, vô hình chung họ sẽ cảm thấy ngại ngần và không muốn nhận nữa. Họ sẽ có xu hướng xa cách với bạn hơn, chỉ nghĩ tới vật chất mà không còn suy tính đến phương diện tình cảm.

Chưa kể 1 số người bạn tham của sẽ lợi dụng tính cách của bạn mà kết thân với bạn. Họ sẽ chỉ nhìn thấy vật chất giá trị trước mắt mà quên đi mất mối quan hệ của 2 người. Từ đây, họ cũng dễ lợi dụng bạn và khiến bạn mất đi nhiều thứ.

Tặng quà hay mời người mình yêu mến đi ăn không phải điều gì xấu xa. Tuy nhiên, chúng ta cần biết cân nhắc thời điểm cũng như trường hợp phù hợp để thực hiện. Hãy quan tâm tới cảm xúc của đối phương trước khi làm bất cứ điều gì để không khó xử. Đừng để lòng tốt của bạn bỗng chốc biến thành ý đồ xấu, thậm chí còn khiến mối quan hệ của bạn tồi tệ hơn.

Khi được người khác chiêu đãi, chính là tiêu tiền của người khác cũng là tiêu phúc báo của mình. Nếu bản thân có phúc, người khác mới có thể mời mình. Do đó, thức ăn và quần áo đều cần phải quý trọng. Có phúc mà không biết quý trọng, xa hoa phung phí, cũng giống như tiền gửi ngân hàng, chỉ rút ra mà không tiết kiệm, rất nhanh sẽ tiêu hao hết, cuối cùng chỉ còn lại khổ đau.

nguoi-duoc-moi-an-uong-1511.jpg

Phúc khí dựa vào biết trân trọng, càng trân trọng phúc càng có phúc

Người xưa nói: Ai quý phúc thì được phúc, ai không tiếc phúc thì gặp họa. Ngay cả khi cuộc sống của bạn giàu có, đừng tiêu xài hoang phí, đừng nghĩ rằng tiền là của bạn thì bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn.

Tích phúc không phải là đề xuất của một người nào đó, trong văn hóa truyền thống, Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của “tích phúc”. Từng ngọn cỏ, từng đồ vật, từng bữa ăn đều là chúng sinh, dù thế nào chúng ta cũng tránh lạm dụng và lãng phí.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022