Zhao Xue, Phó giám đốc khoa cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu (Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc) cho biết, rau củ muối có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn tới tử vong nếu chúng ta sử dụng sai cách. Ông cho biết, cách đây hơn 1 tuần mình mới tiếp nhận một nam bệnh nhân 31 tuổi, sống tại Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) suýt mất mạng sau khi ăn món này.

Cụ thể, anh Zhang (họ tên nhân vật đã được thay đổi) nhập viện trong tình trạng toàn thân bị tím tái, khó thở nặng, nồng độ oxy trong máu cũng rất thấp. Sau khi kiểm tra, bác sĩ Zhao phát hiện hàm lượng methemoglobin - huyết sắc tố của anh cao gấp hơn 20 lần so với giá trị bình thường. Thông qua vài xét nghiệm khác, anh được chẩn đoán bị ngộ độc nitrit cấp tính dẫn tới nguy hiểm tính mạng.

17052438585601779899542-1705243923037598657277-1705244329955620551367.jpg

Ngộ độc nitrit có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời (Ảnh minh họa)

Người nhà bệnh nhân cho biết, anh không ăn gì đặc biệt trong bữa trưa hôm đó. Nếu có một điểm chung trong các bữa ăn gần đó của anh Zhang thì đó là anh rất thích ăn rau củ muối, cụ thể là cải muối chua. Do dịp nghỉ Tết Dương lịch ăn uống liên hoan quá nhiều, ăn nhiều thịt nên anh cảm thấy khó tiêu, có dấu hiệu tăng cân. Những ngày sau đó, anh liên tục ăn rau cải muối chua với lượng rất nhiều, gần như ăn đủ ba bữa một ngày, còn uống nước dưa chua vì cho rằng nhiều lợi khuẩn tốt cho dạ dày và nhanh giảm cân.

Ăn xong anh cũng cảm thấy có chút buồn nôn, nhưng chủ quan cho rằng mình ăn no quá nên khó chịu. Bốn tiếng sau, anh bắt đầu nôn mửa, toát mồ hôi lạnh, các ngón tay và môi chuyển sang màu xanh rồi màu tím. Gia đình hoảng hốt gọi xe cấp cứu đưa anh tới bệnh viện. May mắn là cấp cứu kịp thời nên anh Zhang đã giữ được tính mạng, anh được xuất viện sau 2 ngày điều trị cùng một bài học đắt giá về thói quen ăn uống.

Bác sĩ Zhao Xue chia sẻ thêm, trường hợp ngộ độc nitrit do thực phẩm như thế này không hề hiếm gặp, thậm chí rất phổ biến trong quá trình làm việc của ông. Nhất là vào các dịp lễ, Tết. Ông cũng nhắc nhở 3 món dễ gây ngộ độc nitrit, suy gan và thận - nhất là nếu chúng ta ăn nhiều hoặc ăn khi chúng bị hư hại, không đảm bảo vệ sinh:

- Rau củ muối chua (nhất là muối xổi hoặc chín quá kỹ dẫn tới hư hại).

- Rau xanh đã nấu chín để qua đêm (ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh).

- Các loại thịt chế biến sẵn như lạp xưởng, nem chua, xúc xích…

Nói về trường hợp của anh Zhang, bác sĩ Zhao cho biết việc sử dụng rau củ muối chua như dạng đồ ăn kèm rất phổ biến ở các nước Châu Á. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng trong quá trình muối chua hay lên men sẽ hình thành nitrit. Bên cạnh đó, khi sản xuất thịt chế biến sẵn nhà sản xuất cũng cho thêm lượng nitri hoặc nitrat nhất định (có quy định về hàm lượng). Nếu ăn vừa phải thì không sao, nhưng ăn quá nhiều sẽ gây hại do lượng ntrit tích tụ lớn. Chưa kể, nitrat trong thịt chế biến sẵn vốn vô hại, nhưng sau khi vào dạ dày cũng có thể phản ứng với 1 số chất sẵn có và hình thành nitrit.

Tương tự, hàm lượng nitrat có trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrit. Trong khi bạn có bảo quản trong tủ lạnh hay sau đó đun nóng lại cũng không thể khử được.

-1705243856864535156530.jpg

Dù ngon miệng nhưng không nên ăn quá nhiều rau củ muối chua, nhất là muối xổi hoặc không đảm bảo nguồn gốc (Ảnh minh họa)

Khi hấp thụ nitrit với lượng nhiều hoặc tích tụ lâu ngày, có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe. Bao gồm rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch, ngộ độc, tăng nguy cơ mắc tiểu đường, tim mạch, ung thư, thậm chí dẫn tới tử vong. Các triệu chứng ngộ độc nitri thường gặp như mệt mỏi, buồn nôn và tím tái, bồn chồn, hôn mê, suy gan thận, suy hô hấp.

Với rau củ muối, ông khuyên chúng ta chỉ nên ăn ít, vừa phải và lựa chọn rau củ muối hợp vệ sinh, biết rõ nguồn gốc. Cũng không nên uống nước muối rau củ và không ăn rau củ muối xổi, chín quá kỹ. Khi có các dấu hiệu ngộ độc vừa kể trên cần nhanh chóng tới bệnh viện gần nhất, không tự xử lý tại nhà.

Nguồn và ảnh: TOPick, Health People, QQ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022