Lệ Lệ (8 tuổi, Trung Quốc) có bố là một đầu bếp làm bánh ngọt. Vì cưng chiều con gái nên từ lúc cô bé 2 tuổi, ông đã thường mang về nhà nhiều món ngọt tráng miệng tại cửa hàng về cho Tiểu Điềm.

Tuy nhiên, đến năm cô bé 8 tuổi bất ngờ có những dấu hiệu bất thường như sụt cân một cách nhanh chóng, đau bụng không lý do khiến cả nhà vô cùng lo lắng. Khi đưa đến bệnh viện kiểm tra, cô bé lại nhận chẩn đoán ung thư thận giai đoạn cuối, chức năng gan thận bị tổn hại nặng nề. Chỉ sau 30 ngày nằm viện, Tiểu Điềm đã không thể qua khỏi.

Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân chính là do việc thường xuyên ăn các món ngọt tráng miệng.

photo-1-17052274427331769838671.jpg

Việc ăn quá nhiều đường dễ làm tăng áp lực lọc của thận và nếu kéo dài sẽ dần làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Cùng với đó, khi hấp thu lượng đường quá lớn, cơ thể sẽ khó chuyển hóa thành năng lượng và dần tích tụ thành mỡ nội tạng, béo phì, huyết áp cao... Những vấn đề này của cơ thể cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và dần dẫn đến các tổn thương, thậm chí là ung thư.

Ung thư thận khó phát hiện

Ung thư thận là khối u ác tính phát triển trong thận và được chia làm hai loại là ung thư biểu mô tế bào thận và ung thư biểu mô tiết niệu. Trong đó, ung thư biểu mô tế bào thận phổ biến hơn cả.

Độ tuổi khởi phát của ung thư thận thường từ 40 - 70 tuổi, độ tuổi có nguy cơ cao nhất khoảng 60 - 70 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 2 lần so với nữ giới. Đôi lúc cũng có trường hợp mắc bệnh là trẻ em và thanh niên. Trong số đó, những nhân tố như hút thuốc, béo phì đóng vai trò quan trọng.

photo-1-17052274866601260612140.jpg

Có ba triệu chứng điển hình của ung thư thận gồm tiểu máu, sưng bụng và đau thắt lưng. Tuy nhiên, khi xuất hiện những triệu chứng này, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Ung thư thận ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng, thậm chí không thể phát hiện cho đến tận khi khối u đã phát triển quá lớn và di căn.

Ung thư thận nói riêng hay các loại ung thư khác nói chung nếu được phát hiện càng sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao. Tốt nhất nên sau 40 tuổi, tốt nhất nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần. Cùng với đó, nếu có những triệu chứng như tiểu ra máu, đau thắt lưng, có khối u ở thắt lưng... nên đi khám sớm.

Những thói xấu làm tổn thương thận

1. Chế độ ăn uống thất thường

Người có chế độ ăn uống không điều độ có thể gây ra những tổn thương cho thận. Đặc biệt trong quá trình phát triển của bệnh thận, axit uric trong máu người bệnh tăng cao, nếu thường xuyên ăn những thực phẩm có hàm lượng purin cao sẽ khiến chức năng thận suy giảm rõ rệt.

Nhiều người có thói quen ăn uống không tốt, thường xuyên sử dụng những thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong cơ thể, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận.

photo-1-17052275147731935452113.jpg

Không chỉ vậy, việc hút thuốc và uống rượu nếu duy trì trong thời gian dài không chỉ gây tổn thương cho gan mà còn làm suy giảm chức năng thận. Bởi những chất độc hại có trong khói thuốc và rượu có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng nặng nề tới quá trình hoạt động của các cơ quan nội tạng.

Đồng thời, uống quá nhiều rượu có thể thúc đẩy quá trình sản sinh ra các gốc tự do cũng như quá trình oxy hoá khiến thận tổn thương, tăng khả năng viêm nhiễm cũng như tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.

2. Thường xuyên nhịn tiểu, ít uống nước

Những người thường xuyên nhịn tiểu có nhiều khả năng mắc bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận, viêm thận mãn tính hoặc nhiễm độc niệu. Nước tiểu ứ lại trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn có hại, gây ra các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang. Bàng quang kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận qua một ống dẫn.

Cùng với đó, nếu uống quá ít nước cũng sẽ vô tình khiến thận không kịp đào thải các chất độc hại trong cơ thể, nước tiểu sẽ có nồng độ khoáng chất và chất thải cao hơn. Điều này có thể kích thích quá trình hình thành sỏi thận và ảnh hưởng đến chức năng thận. Đồng thời, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng mất nước rõ ràng, sức khoẻ có thể bị ảnh hưởng, gây ra tắc nghẽn trong việc bài tiết nước tiểu, nguy cơ sỏi thận cao hơn.

3. Tự ý sử dụng thuốc

photo-1-17052275876331788136517.jpg

Những người thường xuyên tự ý sử dụng thuốc, dùng sai cách, lạm dụng thuốc... cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh thận tăng lên đáng kể. Một số loại thuốc như kháng sinh nhóm Aminoglycoside, thuốc kháng lao, hóa chất điều trị ung thư, thuốc cản quang, một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc… có thể gây tổn thương thận, đặc biệt nếu dùng trong thời gian dài.

4. Thường xuyên thức khuya

Đêm là thời gian tốt nhất để thận nghỉ ngơi, điều chỉnh và tự sửa chữa. Nếu không giữ thói quen nghỉ ngơi điều độ sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, lâu dài sẽ khiến thận tổn thương, suy giảm chức năng.

Ngoài ra, việc thức khuya cũng sẽ khiến cơ thể đối diện với những vấn đề về sức khoẻ khác như cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, kém tập trung, phản ứng chậm. Hệ nội tiết và miễn dịch trong cơ thể suy giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt với những người có sức đề kháng kém hoặc có sẵn bệnh trong cơ thể thì việc thức khuya có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Nguồn: Abolouwang, edh.tw

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022