Nghỉ hưu với kỳ vọng "dưỡng già" cùng con, nhưng con lại từ chối sống chung
Tôi tên là Lý Hồng Vân, năm nay 63 tuổi, sống ở Trung Quốc, đã nghỉ hưu được vài năm.
Cả tôi và chồng đều là công nhân về hưu, có khoản lương hưu ổn định, cộng lại mỗi tháng được hơn 1 vạn NDT (khoảng 36 triệu đồng). Với chúng tôi, đó là điều kiện sống đủ đầy và yên ổn.
Chúng tôi có một con trai duy nhất, 39 tuổi, làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân ở thành phố, thu nhập gần 9.000 NDT/tháng (khoảng 32 triệu đồng). Con dâu là nhân viên văn thư, lương cũng ở mức ổn.
Khi con kết hôn, tôi cảm thấy nhẹ nhõm, nghĩ rằng giờ có thể nghỉ hưu an tâm, thỉnh thoảng đến giúp đỡ con cái, dần dần sống cùng để an dưỡng tuổi già. Nhưng không ngờ, con trai lại từ chối.
Lý do đưa ra là nhà nhỏ, sợ tôi bất tiện, nhưng tôi hiểu, sâu xa là con không muốn tôi sống cùng.
Con trai tôi kết hôn được bao nhiêu năm thì chúng tôi thất vọng con ngần ấy năm. Cho đến khi một lần nằm viện tôi mới thay đổi suy nghĩ của mình.

Các con đưa ra một đống lý do để từ chối cho tôi ở cùng khiến tôi từng rất tổn thương. Ảnh minh họa
Sau nhiều năm thất vọng, một lần nằm viện đã thay đổi suy nghĩ của tôi
Không lâu sau Tết, tôi bất cẩn trượt ngã và phải nhập viện mổ lưng. Trước khi mổ, chồng tôi cố gắng ở lại chăm sóc dù sức khỏe không tốt.
Nhưng sau phẫu thuật, tôi đau đến mức chỉ xoay người cũng khó, ông ấy đành gọi các con tới hỗ trợ.
Tôi cứ nghĩ là hai đứa sẽ không tới, tôi tính sẽ phải thuê người ngoài. Nhưng, tôi ngỡ ngàng khi các con xuất hiện.
Con trai ở với tôi một hôm rồi về, từ ngày thứ hai trở đi thì con dâu và chồng thay nhau chăm sóc tôi.
Dù đôi lúc con dâu hay càm ràm, cáu gắt, tôi biết chăm người bệnh không hề dễ. Có lúc tôi bảo nếu không thích thì cứ về, tôi có tiền, có thể thuê người.
Nhưng con dâu không rời đi, con chỉ im lặng, rồi sau đó lại tiếp tục chăm tôi như không có chuyện gì xảy ra.
Nằm viện mới hiểu: có con bên cạnh là phúc báo lớn nhất khi nghỉ hưu
Ở viện, tôi quen chị Hạ – một phụ nữ cũng mổ thắt lưng như tôi. Chị không có con ruột, sống nhờ người cháu bên chồng.
Người đưa chị đi viện là cháu trai, rồi để mặc chị với một bảo mẫu thờ ơ, lười biếng. Nhiều hôm, bảo mẫu bỏ đi chơi, quên cả mang cơm. Tôi nhờ con dâu mang cơm giúp chị, thấy thương vô cùng.
Chị Hạ muốn thay người chăm, nhưng không thể vì thẻ lương, sổ tiết kiệm đều do cháu giữ. Ngay cả chuyện nằm viện bao lâu, chị cũng không có quyền quyết.
Cháu chị đến vỏn vẹn hai lần: lúc nhập viện và lúc ký giấy phẫu thuật. Sau đó, họ giục chị xuất viện sớm để thanh toán bảo hiểm.
Hôm tiễn chị ra viện bằng xe lăn, chị cười nói với tôi: "Chị rất ngưỡng mộ em, em có một người con dâu hiếu thảo ở bên cạnh."
Tôi đáp lại một cách khách sáo: "Em lại ngưỡng mộ chị, lương hưu cao, con cháu lại quan tâm."
Nhưng sau câu nói đó, tôi bỗng nghẹn lại. Tôi nhận ra: lương hưu có cao đến đâu cũng không mua được sự quan tâm chân thành từ con cái.
Sau tất cả, tôi hiểu: nghỉ hưu sung túc nhất là có người thân bên cạnh
Tôi từng nghĩ có con trai mà không thể sống cùng là điều bất hạnh. Nhưng khi nằm viện, tôi nhận ra các con không vô tâm như tôi tưởng. Dù không thường xuyên ở bên, nhưng khi tôi cần, các con luôn có mặt.
Suốt hơn nửa tháng tôi nằm viện, con dâu chăm sóc tận tình, con trai thu xếp công việc ghé qua. Không cần ở cùng, chỉ cần có mặt khi bố mẹ đau ốm thế là đủ ấm lòng.
Lúc nghỉ hưu, ai cũng mong có tài chính ổn định, có cuộc sống an nhàn. Nhưng trên hết, điều đáng quý nhất vẫn là có một gia đình biết yêu thương, dù không nói ra nhiều.
Tôi đã từng thất vọng về con, nhưng giờ, tôi thấy mình là người mẹ may mắn.

GĐXH - Nghỉ hưu sớm tưởng là an nhàn, nhưng những trải nghiệm thực tế từ người đi trước khiến tôi nhận ra: Về hưu không đồng nghĩa với hạnh phúc.

GĐXH - Sau khi nghỉ hưu, tôi tưởng mình đang sống cuộc đời đáng mơ ước. Nhưng chính những thói quen tưởng vô hại lại dần bào mòn sức khỏe, tinh thần và tiền bạc của tôi.