Tại một thị trấn nhỏ ở Trung Quốc, bà Lý (69 tuổi) sống đơn độc sau khi nghỉ hưu. Cả đời bà gắn bó với nghề dạy học, dành hết tình yêu thương và tâm huyết nuôi nấng đứa con trai duy nhất là anh Dương.

Chồng mất sớm, một mình bà cáng đáng tất cả, từng bữa ăn, từng bộ quần áo mới, từng trang sách, tất cả đều được bà chuẩn bị bằng tình yêu thương vô điều kiện.

Khi đến tuổi nghỉ hưu, bà chỉ mong một điều giản dị: được chuyển đến sống cùng con trai để quây quần, đỡ đần việc nhà và chăm sóc cháu nhỏ.

Thế nhưng, điều bà không ngờ là chính người con mà bà tin tưởng bấy lâu lại đáp lại mong muốn đó bằng bốn điều kiện khiến bà nghẹn ngào, tủi nhục.

me-gia1-1748319592155842442153.jpg

Bà Lý từng nghĩ rằng bản thân cố gắng nuôi dạy con thật tốt để làm chỗ dựa cho bản thân khi về già nhưng bây giờ bà mới biết quyết định này thật sai lầm. Ảnh minh hoạ

4 điều kiện "lạnh lùng" từ người con trai duy nhất

1. Phải giao toàn bộ tiền lương hưu và tiết kiệm cho vợ chồng con quản lý

Anh Dương nói thẳng: "Mẹ đến sống cùng, chi phí sẽ tăng lên. Mẹ nên tự trang trải phần của mình để con không bị áp lực."

Bà Lý sốc. Số tiền tiết kiệm ấy là thành quả tích góp suốt hàng chục năm. Bà không ngờ, con trai lại đặt nặng vấn đề vật chất đến mức đó – như thể mẹ là một "khoản chi phí phát sinh" cần kiểm soát.

2. Phải thay đổi thói quen sống ở quê để thích nghi với nhịp sống thành phố

Con trai lo ngại mẹ sẽ "không hợp thời", ảnh hưởng đến lối sống hiện đại của gia đình. Những thói quen sinh hoạt giản dị, mộc mạc của mẹ bỗng trở thành điều khiến con cảm thấy "vướng víu".

3. Không được can thiệp vào chuyện gia đình, nuôi dạy cháu hay bất kỳ quyết định nào.

Anh Dương nói rõ: "Mẹ chỉ cần ở, đừng ý kiến."

Người mẹ cả đời chăm lo, dạy dỗ nay bị xem như người ngoài. Không được chia sẻ ý kiến, không được góp phần – bà Lý thấy mình như một "vật thể im lặng" trong căn nhà của chính con mình.

4. Phải tự giữ sức khỏe, không để bản thân trở thành gánh nặng

Một điều tưởng như hợp lý, nhưng khi trở thành điều kiện để được sống cùng con thì lại khiến bà Lý cay đắng. Liệu khi yếu đau, con còn dang tay giúp mẹ?

Nghe xong bốn điều kiện ấy, bà Lý không còn dám mở lời thêm. Bà hiểu: con trai đang dùng cách nói khéo để từ chối mẹ.

Một sự từ chối tinh tế nhưng đau đớn hơn cả lời cự tuyệt thẳng thừng.

Bà ngồi thẫn thờ bên hiên nhà, lòng quặn thắt. Ký ức về cậu bé từng nắm tay mẹ không rời, từng khóc nức nở khi mẹ đi làm nay đã lùi xa.

Người con trai ấy giờ coi mẹ là gánh nặng. Càng nghĩ, bà càng đau: hóa ra cả đời bà cố gắng hy sinh, tiết kiệm, vun vén… nhưng tất cả không thể đổi lại một mái nhà ấm áp lúc về già.

Qua câu chuyện của bà Lý khiến nhiều người nhận ra tầm quan trọng của giáo dục con cái và sự sai lầm trong suy nghĩ sống dựa vào con.

Hãy đảm bảo cho bản thân nguồn hưu trí thật tốt để khi nghỉ hưu có thể tự tin nuôi sống bản thân, sống cuộc đời thoải mái và không phải dựa vào bất kỳ ai.

Khi về già, học cách sống 3 không với con cái

me-gia2-17483195921832137279461.jpg

Để con cái có cuộc sống riêng và tự quyết định là điều mà các bậc cha mẹ cần thừa nhận, ủng hộ. Ảnh minh hoạ

1. Không làm gì

Một trong những cách hoà thuận với con cái là không làm gì cả. Nghĩa là người lớn tuổi không nên tham gia quá nhiều vào cuộc sống, quyết định, kế hoạch hay công việc gia đình riêng của các con.

Điều này không có nghĩa là cha mẹ thờ ơ với con. Các con cần được trao không gian tự do và quyền tự chủ để giải quyết mọi việc. Có như vậy chúng mới sớm chín chắn, trưởng thành.

Khi cha mẹ cố gắng kiểm soát quá mức cuộc sống của con cái ắt dẫn đến xung đột, xích mích. Ngay cả khi đó là ý định tốt nhưng các con vẫn coi đó là sự can thiệp quá mức.

Chính vì vậy, để con cái có cuộc sống riêng và tự quyết định là điều mà các bậc cha mẹ cần thừa nhận, ủng hộ.

2. Không hỏi

"Không hỏi" là một nguyên tắc quan trọng nếu cha mẹ muốn hoà thuận với con cái.

Điều này có nghĩa là chúng ta không nên hỏi quá nhiều, hỏi chi tiết, cặn kẽ về cuộc sống, công việc riêng tư của con.

Duy trì khoảng cách phù hợp và tôn trọng con sẽ giúp nâng cao sự tin tưởng, đảm bảo quyền riêng tư và sự độc lập cho cả 2 bên.

Đôi khi, lòng tốt của cha mẹ có thể bị con cái hiểu là sự can thiệp hoặc khó chịu. Vì vậy, chúng ta nên tôn trọng mong muốn của con, cho con sự tự do, riêng tư phù hợp.

Hãy khuyến khích và hỗ trợ con cái thay vì dò hỏi, phán xét. Điều này không chỉ duy trì sự hoà thuận trong gia đình mà còn khiến con cái trở nên tự tin, tự chủ hơn.

3. Không trông chờ

"Không trông chờ" là nguyên tắc cuối cùng mà người già cần lưu ý. Cha mẹ không nên quan tâm quá nhiều đến vấn đề riêng của con.

Đồng thời không nên ỷ lại, trông chờ con cái phải chăm sóc, hỗ trợ mình.

Là những cá nhân độc lập, chúng ta nên có trách nhiệm với cuộc sống và sức khoẻ của chính mình. Đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc và gánh nặng lên con cái.

Khi cha mẹ quá dựa dẫm vào con có thể dẫn đến gia tăng áp lực, gánh nặng cho con. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con.

Chính vì thế, chúng ta nên cố gắng hết sức để tự giải quyết vấn đề của riêng mình.

Tất nhiên cha mẹ cũng cần sự hỗ trợ và chăm sóc từ con cái nhưng chỉ ở mức độ phù hợp, tránh phiền hà, gây ảnh hưởng đến con.

Ngoài ra, người lớn tuổi có thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc từ cộng đồng, xã hội.

Vậy đâu là những điều người già cần lưu ý?

me-gia3-17483195922231585226600.jpg

Khi về già, bạn có thể tìm cho mình những sở thích thú vị và ý nghĩa như học nhạc cụ, làm tình nguyện, sáng tác nghệ thuật,… Ảnh minh hoạ

- Ăn uống tốt cho sức khoẻ tuổi già

Việc tiêu thụ thực phẩm lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp người già khoẻ mạnh.

Để cải thiện sức khoẻ, bạn cần bổ sung các thực phẩm như: Trái cây và rau củ, chất béo lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt, protein không béo từ cá và các loại đậu, các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc sữa không béo.

- Cải thiện đời sống tinh thần

Để tận hưởng tuổi già, bạn hãy tìm kiếm các cách nâng cao đời sống tinh thần của mình như: Chia sẻ tâm sự với những người bạn yêu quý, chấp nhận độ tuổi thật của mình, làm những điều bạn thích, ngừng sát sao tới cuộc sống của con cháu,…

- Trải nghiệm những điều mới lạ

Khi về già, bạn có thể tìm cho mình những sở thích thú vị và ý nghĩa như học nhạc cụ, làm tình nguyện, sáng tác nghệ thuật,… 

Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy luôn tươi mới, ít buồn phiền và sống mạnh khoẻ hơn.

- Thực hành chánh niệm tại nhà: Chánh niệm là sự vượt lên mọi ham muốn, phán xét để chấp nhận mọi thứ và sống cho thực tại. 

Thực hành chánh niệm được chứng minh sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho tuổi già như: Cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, có cảm xúc tích cực hơn, tăng độ hài lòng về mối quan hệ,…

di-chuc-174824964098742285453-30-0-468-700-crop-1748249700080490112777.jpgCon trai di chúc tài sản hơn chục tỷ cho người yêu, bố mẹ bật khóc khi bị cô gái khởi kiện đòi nhà: Tòa phân xử bất ngờ

GĐXH - Anh Cao để lại toàn bộ tài sản hơn chục tỷ đồng cho bạn gái trong di chúc, khiến cha mẹ bàng hoàng. Nhưng khi cô gái tìm đến đòi tài sản, mọi chuyện mới thực sự bùng nổ.

dam-cuoi1-1747987156889845164444-23-0-641-988-crop-17479871637761508036832.jpgÔng lão ve chai đến dự đám cưới cháu bị cả họ dè bỉu vì bộ đồ rách: Đến lúc tặng quà, tất cả phải cúi đầu xấu hổ

GĐXH - Cả đời chỉ biết nhặt ve chai và sống giản dị, ông lão đến dự đám cưới cháu trong bộ đồ rách khiến họ hàng cười cợt. Nhưng chỉ một khoảnh khắc, ông khiến tất cả phải chết lặng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022