"Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt"

Chị Huê và anh Hưng sống với nhau đến nay đã tròn 10 năm. Tình cảm vợ chồng luôn thuận hòa. Vậy nhưng năm nay chỉ vì chuyện không thống nhất được chuyện Tết nội – Tết ngoại mà gia đình lục đục. Vợ chồng chị ở gần nhà ông bà ngoại. Thường ngày gia đình quanh năm kéo nhau về bên đó ăn uống, con cái gửi ông bà và tới việc mua nhà cũng ông bà ngoại đỡ… Quê anh Hưng ở xa nên vợ chồng anh cả năm cũng chỉ sắp xếp về 2 lần.

Chị Huê cho rằng ngày thường về nhà ngoại nhiều hơn nên biếu ông bà nhiều hơn một chút. Còn nhà nội ở xa, mỗi lần đi lại tàu xe tốn đã tốn kém và quà cáp cho họ hàng… cũng mất một khoản lớn nên nói với anh là chỉ mừng tuổi bố mẹ tượng trưng mỗi người ít thôi. Anh Hưng không chịu vì muốn biếu nhà ngoại sao thì nhà nội phải vậy. Anh cho rằng chị "nhất bên trọng nhất bên khinh", xem nhà chồng không ra gì. Còn chị cho rằng anh keo kiệt với đằng ngoại, chỉ biết đằng nội. Chuyện quà cáp hai bên không tìm được tiếng nói chung khiến cho vợ chồng lục đục từ đầu tháng tới giờ.

anh-minh-hoa-vo-chong-luc-duc-1674091723458632448330.jpg

Cận Tết vợ chồng dễ mâu thuẫn vì những điều nhỏ nhặt. Ảnh minh họa

Giống như vợ chồng chị Huê, vợ chồng anh Hóa và chị Thoa (Hưng Yên) cũng lục đục vì Tết. Những ngày cận Tết thêm căng thẳng Tết khi chị Huê nhất quyết làm đơn li hôn chồng. Vợ chồng chị mới trải qua thời gian tuần tuần trăng mật chưa bao lâu nhưng đã lục đục vì những xích mích triền miên liên quan đến chuyện về nhà ai ăn Tết.

Chị Thoa kể, anh chị mới kết hôn chưa đầy một năm. Ngày còn yêu, anh luôn chiều theo mong muốn của chị, còn về quê chị ăn Tết. Vậy mà mới lấy nhau xong, Tết này anh thay đổi không chịu về quê vợ ăn Tết nữa. Anh bảo tốt nhất là cùng nhau về bên nhà nội ăn Tết, còn không thì nhà ai về nhà nấy. Chỉ vì chuyện này, vợ chồng cãi nhau suốt một thời gian mà chưa thống nhất được quan điểm. Trong lúc nóng giận, chị còn bị chồng dùng bạo lực. Cho rằng chồng đã thay đổi, chị Thoa nhất quyết đòi li hôn dù thời điểm đã cận Tết.

Trên các diễn đàn mạng, các câu chuyện đón Tết trong sự mệt mỏi, căng thẳng giữa hai vợ chồng được nhiều cặp đôi chia sẻ. Đôi khi chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt như dọn dẹp nhà cửa, osin về quê nghỉ sớm… cũng khiến cho nhiều gia đình lục đục.

Để vợ chồng tránh những lục đục không đáng có

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, vào những ngày cận Tết và trong Tết, mâu thuẫn gia đình thường rất dễ xảy ra. Bởi con người ta phải chịu nhiều áp lực, mệt mỏi cả về tinh thần và vật chất, nhất là ở trong thời điểm những ngày Tết đến quá nhiều việc phải lo lắng. Tâm lý con người dễ bị dao động, áp lực có thể khiến mọi người không suy nghĩ thấu đáo trước mọi việc.

Vào những ngày Tết đến cùng niềm vui đón năm mới là các mối lo lắng chu toàn cho một cái Tết vẹn tròn. Không chỉ lo dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, việc cơ quan, sắm sửa, đi Tết nội – ngọai… Các việc dồn dập một lúc mà không sắp xếp khoa học dễ khiến vợ chồng đau đầu. Đặc biệt là trong thời buổi kinh tế khó khăn, suy thoái, việc lo một cái Tết tươm tất phải mất một khoản không hề nhỏ. Kinh tế không đảm bảo, vợ chồng giận nhau là khó tránh.

Để tránh gia đình lục đục không đáng có, chuyên gia tâm lý khuyên điều quan trọng là hai vợ chồng cùng phải tôn trọng, dẹp bỏ cái tôi, sự ích kỷ, khéo léo để vạch ra các việc cần làm, khoa học giải quyết từng đầu việc. Đừng để những lí do chi phối làm xảy sinh mâu thuẫn khiến cho ngày Tết mất vui.

Quan niệm "mỗi năm chỉ tiêu Tết có một lần" của không ít người khiến họ vung tay mua sắm Tết không có kế hoạch. Nếu như chuyện mua bán xuất phát từ ý riêng của vợ hay chồng, không có sự thông qua trước thì mâu thuẫn càng căng thẳng. Để tránh điều này, vợ chồng nên bình tĩnh ngồi lại lên kế hoạch cho công việc, sắp xếp nhà cửa từ trước… để việc chuẩn bị đón năm mới không quá tất bật, đừng để dồn mọi việc vào cùng lúc. Con người ta khi gánh vác cùng lúc nhiều việc, quá mệt mỏi thì khó chịu, mâu thuẫn dế xảy ra. Tốt nhất nên lập một danh sách các đầu việc cần làm, phân công từng việc việc để vợ chồng san sẻ cho nhau.

Ngày Tết cũng là ngày báo hiếu, báo nghĩa nên chuyện biếu Tết nội – ngoại, Tết sếp hay lì xì, ăn Tết ở đâu… cũng dễ gây mâu thuẫn khi không có đồng thuận của vợ chồng. Trước khi đưa ra quyết định gì, nhất là các việc liên quan đến bên nội – bên ngoại cần bàn bạc để tìm tiếng nói chung. Hãy để khoảng thời gian nghỉ Tết là thời gian nghỉ ngơi. Quan trọng là làm sao gia đình vui vẻ, có những trải nghiệm ý nghĩa, gắn kết hơn. Có thể bàn bạc phân chia thời gian hợp lý để về Tết được nhà nội, nhà ngoại hoặc thống nhất năm nay ăn Tết bên nội, sang năm ăn Tết bên ngoại với những cặp đôi nhà ở xa nhau. Đôi khi cả nhà không về bên nội hay ngoại mà thay đổi đi du lịch cùng nhau cũng tốt.

don-dep-cuoi-nam-16735133974191645241754-0-0-388-620-crop-1673513705063273450985.pngĐây là 4 công việc làm thêm dịp cuối năm giúp bạn tăng thu nhập

GĐXH – Cuối năm, nhu cầu lao động thời vụ tăng đột biến. Dưới đây bạn có thể tìm hiểu 4 công việc làm thêm giúp bạn tăng thu nhập ngày cuối năm.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022