* Dưới đây là chia sẻ của một người đàn ông tên Trương Xuân Cường (50 tuổi, Trung Quốc) trên Baidu về buổi họp lớp vô cùng ý nghĩa của mình:

Tôi tên là Trương Xuân Cường, năm nay 50 tuổi.

Tôi từ nhỏ sống ở một vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Bố tôi đã từng là một giáo viên dân lập. Đối với ông, việc học của tôi vô cùng quan trọng.

Thời thơ ấu, khi những đứa trẻ khác chạy nhảy vui chơi khắp nơi, tôi lại không như thế. Tôi học hành chăm chỉ với mong muốn sau này lớn lên có thể thành đạt.

Từ tiểu học đến trung học cơ sở, thành tích học tập của tôi luôn nằm trong số những học sinh giỏi nhất. Lên trung học, tôi luôn giữ chức lớp trưởng. Bạn bè nhận xét tôi là một người sống rất thẳng thắn và tốt bụng.

Dù rằng tôi học giỏi và cũng là cán bộ lớp, nhưng tôi không kiêu căng mà vẫn chơi thân với những bạn học không giỏi bằng mình.

Lúc đó, mọi người trong lớp đều nói tôi có thể hòa đồng với bất cứ ai.

Có một bạn cùng lớp tên là Trương Thành Phúc ngồi trước tôi, cậu ấy rất nghịch ngợm nhưng lại cực kỳ tốt bụng.

Thời còn cắp sách đến trường, tôi chỉ biết bận rộn với việc học, ngày ngày chỉ biết cắm đầu vào sách vở, đôi khi tan học, đến lượt mình trực nhật, tôi còn quên cả nhiệm vụ. Thấy vậy, Thành Phúc không nói không rằng mà tự mình giúp đỡ tôi luôn.

Vào thời điểm đó, việc thi đỗ vào trường trung cấp chuyên nghiệp vẫn còn khá danh giá. Tốt nghiệp xong cái là nhà nước sẽ phân công công việc luôn.

Năm 1990, tôi tham gia kỳ thi vào trường trung cấp chuyên nghiệp, tôi đã đậu với số điểm cao hơn mức điểm chuẩn 30 điểm.

Thời điểm đó, có bốn học sinh trong lớp tôi thi đỗ vào trường chuyên nghiệp. Sau khi điểm số được công bố mới đăng ký nguyện vọng, dựa vào điểm số, có thể đăng ký những trường chuyên nghiệp mà mình mong muốn.

Ba bạn kia lần lượt đăng ký vào trường tài chính, trường thuế và trường cung ứng kinh doanh, những trường này vào thời đó đều rất hot.

Dựa vào điểm số của mình, tôi hoàn toàn có thể đăng ký vào những trường này, nhưng bố tôi nói: "Bố hi vọng con có thể tiếp nối nghề nghiệp của bố và trở thành một người giáo viên. Bố nghĩ rằng quốc gia sẽ ngày càng chú trọng đến giáo dục hơn, sự phát triển của dân tộc phụ thuộc vào giáo dục, con nên chọn trường sư phạm".

Theo lời khuyên của bố, tôi đã đăng ký vào trường sư phạm, do tôi từng là lớp trưởng suốt thời gian học trung học cơ sở và có một số kỹ năng tổ chức và giao tiếp nhất định, sau khi vào học trường sư phạm, tôi đã tự nguyện xin ứng cử làm cán bộ lớp. Sau đó, tôi đã tham gia vào hội sinh viên, và trở thành phó chủ tịch của tổ chức này.

99155-1676539751583-16765397516811968884636-1676628039579-1676628039752166338303311zon-1687402708818-168740270908867079978-174256-1724334372729-1724334373532913744797.png

Ảnh minh họa

Mỗi khi đến kỳ nghỉ đông hoặc nghỉ hè, tôi thường tụ tập với bạn học cũ ở các làng lân cận. Trong số này, có những người bạn của tôi không đậu vào trường chuyên nghiệp trung cấp, cũng không đậu vào trường trung học phổ thông, họ trở về làng làm nông, một số trồng rau trong nhà kính ở làng, một số đi làm ở nhà máy gần đó, còn một số khác đi làm ăn xa.

Tôi và những người bạn học này luôn giữ liên lạc thường xuyên, mỗi lần đến nhà họ, mặc dù tôi chưa kiếm được tiền nhưng cũng không thể đến tay không, tôi sẽ vay bố vài đồng để mua vài quả táo hoặc chuối mang đến gọi là quà biếu. Những bạn học này rất nhiệt tình, khi tôi chuẩn bị về, họ thường gói ghém cho tôi nào là rau sạch, nào là sản vật nổi tiếng địa phương...

Năm tôi tốt nghiệp sư phạm, huyện chúng tôi mở rộng thêm một số trường trung học, và hầu hết chúng tôi - những sinh viên sư phạm tốt nghiệp - được phân công đến các trường trung học ở các thị trấn. Với chính sách như vậy, tôi trở thành một giáo viên dạy văn, và vào cuối tuần hoặc kỳ nghỉ, tôi thường rủ một vài người bạn học cũ đến nhà chơi.

Vài năm sau, một số cơ quan của huyện bắt đầu tuyển dụng nhân viên từ ngành giáo dục, mặc dù tôi thích làm giáo viên, nhưng tôi còn muốn thử sức mình ở một vị trí mới. Sau khi vượt qua bài kiểm tra viết và phỏng vấn, tôi đã trở thành nhân viên công vụ.

Công việc của tôi rất bận rộn, thường xuyên phải làm thêm giờ và tham gia các cuộc họp, nên việc gặp gỡ các bạn cũ ngày càng trở nên hiếm hoi, nhưng tôi luôn nhớ về những ngày tháng cùng nhau cố gắng học tập, cũng như những người bạn đã sát cánh cùng tôi.

Làng của Trương Thành Phúc cách làng tôi chỉ khoảng năm sáu dặm, khi về thăm nhà tôi đều tạt qua thăm cậu ấy.

Trong những năm đó, Thành Phúc mua một chiếc xe tải để chạy, thu mua rau từ vùng rồi chở đến Thanh Đảo để bán. Một lần, chúng tôi - vài người bạn hẹn nhau tụ tập, sau bữa ăn tôi vừa định đi thanh toán thì Thành Phúc đã kéo tôi lại.

Cậu ấy nói: "Bạn ơi, tôi đã thanh toán rồi, không phải chỉ 328 nhân dân tệ (hơn 1 triệu đồng tính theo tỷ giá hiện tại) thôi sao? So với tình bạn hồi đó của chúng ta thì có là gì".

Tôi rất cảm động vì biết rằng mặc dù Thành Phúc kiếm được khá nhiều tiền từ việc chạy xe, nhưng công việc đó không hề dễ dàng, cậu ấy phải tự chất hàng lên xe, rồi tự vận chuyển... Đương nhiên, đó cũng là công việc nặng nhọc.

Hóa đơn bữa ăn là 328 nhân dân tệ, khi tôi sắp đi tôi đã lén đưa cho Thành Phúc 400 nhân dân tệ (gần 1,4 triệu đồng tính theo tỷ giá hiện tại), nhưng cậu ấy lập tức từ chối. Tôi luôn nhớ về việc đó, cảm thấy mình nợ tình cảm của Thành Phúc nhiều. Tính tôi là kiểu thà người khác nợ mình, còn hơn là mình nợ người khác.

avatar1714375999199-1714376000706268982876-0-0-314-600-crop-17143760299101978264113-174335-1724334374806-17243343750061909477031.jpeg

Ảnh minh họa

Lần đó tôi gặp một người bạn cũ, cậu ấy bảo tôi rằng Thành Phúc đã gặp phải một tai nạn giao thông. Nghe vậy tôi rất sốt ruột, tôi đã tìm hiểu kỹ lưỡng và biết rằng cậu ấy đã gặp tai nạn khi đang lái xe từ Thanh Đảo trở về. Thời điểm tôi đến, Thành Phúc đã được xuất viện và về nhà, tôi vội vàng mua một số thực phẩm dinh dưỡng đến thăm cậu ấy. Cậu ấy ngồi trên xe lăn, vì chân bị thương nặng nên cần thời gian để phục hồi.

Tôi rất buồn khi thấy Thành Phúc còn trẻ mà đã phải ngồi xe lăn, không biết sau này sẽ ra sao.

Cậu ấy nắm tay tôi, nước mắt lưng tròng.

Vợ cậu ấy vừa đi làm đồng về, may mắn thay, cô ấy rất mạnh mẽ và lạc quan, cô ấy nói với tôi: "Mặc dù anh Phúc hiện tại phải ngồi xe lăn, nhưng chúng tôi không từ bỏ hy vọng. Hàng ngày tôi giúp anh ấy tập luyện phục hồi, ban đầu chân anh ấy không có sức, nhưng giờ đây có thể dựa vào vật gì đó và đứng được một lúc".

Tôi nhìn thấy trên bàn ăn của họ có một đĩa dưa muối, một bát cháo loãng và một miếng bánh khô.

Tôi cảm thấy rất xót xa, trước đây khi Thành Phúc chạy xe tải, gia đình anh ấy sống khá giả, nhưng bây giờ cuộc sống của họ đã trở nên khó khăn hơn.

Lúc tôi chuẩn bị đi, tôi đã lén để 2.000 nhân dân tệ (gần 7 triệu đồng tính theo tỷ giá hiện tại) sau chiếc TV của họ, hy vọng có thể giúp họ một chút.

Trở lại thành phố, tôi đã gọi điện thoại để nói cho Thành Phúc biết việc tôi đã đưa cậu ấy 2.000 nhân dân tệ. Nghe xong, Thành Phúc nghẹn ngào không nói nên lời: "Bạn à, bạn kiếm tiền cũng không dễ dàng gì, nào có tiền của ai là từ trên trời rơi xuống đâu, tình cảm này sau này tôi nhất định sẽ báo đáp".

Thời gian thấm thoắt trôi qua, tôi giờ đã 50 tuổi.

Trong nhóm cựu học sinh trung học cơ sở của chúng tôi có khoảng 30 người. Trước Tết, một số bạn trong nhóm đề xuất rằng, sau Tết mọi người nên tụ họp một lần, dù chúng tôi vẫn thường xuyên tụ tập nhỏ lẻ, nhưng đã 30 năm chưa hề có một buổi họp lớp đúng nghĩa.

Kể từ khi có đề xuất đó, tôi, người từng là lớp trưởng, cảm thấy phải có trách nhiệm đứng ra tổ chức. Tôi đã đăng một thông báo trong nhóm rằng, nếu mọi người có thời gian, sau Tết vào ngày mùng 7 tháng Giêng, chúng ta hãy tụ họp.

Tôi đã sắp xếp họp mặt nhau ở một nhà hàng trong huyện. Tôi chọn ngày mùng 7 tháng Giêng vì theo phong tục ở đây, từ mùng 1 đến mùng 6 tháng Giêng là những ngày đi thăm họ hàng hoặc ở nhà chúc Tết cô dì chú bác. Tôi cũng hỏi một số bạn học làm việc ở nơi khác, họ nói có thể tụ họp vào ngày mùng 7 được.

Buồn thay là sau khi đăng thông báo trong nhóm, chỉ có vài người đăng ký tham gia.

Tôi đã nhắn tin hỏi han với một vài bạn và sau cùng, chúng tôi quyết định vẫn sẽ tổ chức. Với 15 người tham gia, tôi tính sẽ có khoảng 2 bàn. Tôi gọi điện và nói với lễ tân nhà hàng, để giữ hai bàn lớn, tất cả đều ở trong cùng một phòng, như vậy sẽ vui hơn.

Tôi cũng tính rằng, hai bàn tiệc cũng chỉ tốn khoảng 2.000 - 3.000 nhân dân tệ (gần 7 triệu - hơn 10 triệu tính theo tỷ giá hiện tại) và tôi quyết định không để các bạn học phải trả tiền. Mặc dù lương của tôi không cao, chỉ có 6.000 nhân dân tệ, nhưng vì là do tôi tổ chức, tôi lại là lớp trưởng, tôi trả những khoản tiền này cũng là đương nhiên.

0824ab18972bd407f49627f6be9b045c0fb3090c-1744-1724334375621-1724334376211539842176.jpg

Ảnh minh họa

Sáng mùng 7 Tết, khoảng hơn 8 giờ, tôi bắt đầu chuẩn bị đi đến nhà hàng. Tôi mua trước thuốc lá, rượu và nước giải khát và chuyển đến nhà hàng, như vậy có thể tiết kiệm một ít tiền.

Sau khi đến nơi, tôi đã trang trí phòng với hai bó hoa tươi, dán một số quả bóng bay lên tường, trang trí đơn giản một chút. Khoảng hơn 9 giờ, các bạn học bắt đầu đến nhà hàng, có người bạn họ hơn 30 năm không gặp, khi gặp lại, mọi người đều cảm thán rằng thời gian thật sự quá khắc nghiệt, có bạn đã hói đầu, có bạn béo phì...

Thời gian đã để lại dấu ấn sâu đậm trên mỗi người.

Có một bạn nam đi đôi giày bóng đá màu vàng, trên giày còn dính bùn, cậu ấy nói đã làm việc ở vườn rau cả buổi sáng, chưa kịp đổi quần áo, liền vội vã lái xe máy đến thị trấn. Tôi bắt tay cậu ấy và cảm ơn vì đã dành thời gian đến tham dự.

Điều làm tôi ngạc nhiên là, ban đầu chúng tôi chỉ thông báo cho 15 người, nhưng lại có thêm vài người bạn đến nữa. Có những bạn chúng tôi không có thông tin liên lạc, không thể thông báo, nhưng họ vô tình nghe được về buổi họp lớp và cũng đến, điều này khiến tôi rất xúc động.

Khoảng gần 12 giờ trưa, chúng tôi kiểm tra xem tất cả mọi người đã đến đủ chưa, rồi chúng tôi chuẩn bị bắt đầu tiệc.

Nhưng vào lúc này điện thoại của tôi reo lên, là cuộc gọi từ Thành Phúc. Cậu ấy bảo rằng mình và một bạn cùng làng đang đứng ở cửa nhà hàng, hỏi chúng tôi đang ở phòng nào?

Tôi vội vàng đi ra ngoài đón tiếp.

Chúng tôi biết rằng chân của Thành Phúc không tốt, nên đã không thông báo về buổi họp lớp này cho cậu ấy.

Một bạn cùng làng với Phúc làm việc ở nơi khác đã về quê ăn Tết, cậu bạn này không có trong nhóm, Thành Phúc đã nói chuyện riêng với bạn ấy về buổi họp lớp. Sau khi nghe tin, bạn ấy liền lái xe đưa Thành Phúc đến tham dự.

Chân của Thành Phúc đã hồi phục khá nhiều, không cần ngồi xe lăn nữa, chỉ cần dựa vào gậy là có thể đi lại.

Sau khi họ đến phòng, mọi người đều rất cảm động.

Tôi đếm lại, tổng cộng có 21 người tham dự, may mắn là bàn của chúng tôi khá lớn, chỉ cần xê dịch một chút là có thể ngồi vừa.

Lúc ăn, mọi người cùng nhau nâng cốc, không khí vui vẻ, mọi người cảm ơn tôi vì đã mở ra bữa tiệc này.

Chúng tôi đã nói về những kỷ niệm khó quên trong ba năm trung học cơ sở, nhớ lại những chuyện vui, nhưng khi nói về cuộc sống hiện tại, mọi người chỉ qua loa vài ba lời...

Những bạn làm nông ở quê, họ không tự ti cũng không tự cao, cũng đắm chìm trong những kỷ niệm xưa.

Khi ăn, tôi nói rằng tôi sẽ trả tiền cho lần tụ họp này, nhưng mọi người đều bày tỏ rằng họ không thể để mình tôi chi trả mọi chi phí.

Một người bạn với tôi: "Xuân Cường, mặc dù cậu là cán bộ, nhưng lương của cậu không cao, mình biết rõ. Mình làm quản lý ở công ty, thu nhập của mình cao hơn cậu, buổi tụ họp hôm nay cứ để mình trả, cậu không cần phải tranh với mình đâu".

Tôi lập tức đáp lại: "Không được, lần này đã nói là do mình trả tiền, chúng ta đàn ông nói một không nói hai, không phải chỉ vài ngàn đồng sao? Tôi đã đặt tiền ở quầy bar từ trước rồi".

Những bạn khác liền nói, chi phí cứ chia đều cho công bằng. Nói xong, mỗi người lấy ra 300 nhân dân tệ (hơn 1 triệu đồng) muốn đưa cho tôi để góp. Nhưng dù sao tôi cũng không nhận.

Lúc này, một người khác lên tiếng: "Thôi, vì Xuân Cường đã trả tiền lần này, chúng ta đừng khách sáo nữa! Buổi tụ họp hôm nay làm mình cảm động lắm, Xuân Cường hào phóng như vậy, coi trọng tình bạn học đến vậy, quả là hiếm có!".

"Điều làm tôi cảm động hơn nữa là Thành Phúc cũng đến! Khi cậu ấy chống gậy đi vào, mình suýt khóc. Cậu ấy sức khỏe không tốt, nhưng vẫn tham gia buổi họp mặt, đây mới là tình bạn học thực sự!".

"Buổi họp mặt lần này tôi định trả tiền, nhưng lớp trưởng chúng ta đã chủ động gánh vác trách nhiệm này, tôi dự định sẽ lấy số tiền này đưa cho Thành Phúc, cũng coi như giúp đỡ cậu ấy một ít".

Nói xong, người bạn này đã nhét xấp tiền trong tay mình cho Thành Phúc, nhưng cậu ấy không chịu nhận, người bạn này vẫn nhất quyết đưa vào tay cho cậu.

Thành Phúc nói: "Bạn à, cảm ơn tấm lòng tốt của bạn, tôi đến đây hôm nay là để gặp các bạn học, khi tôi vừa mới gặp tai nạn giao thông, rất nhiều bạn học đã giúp đỡ tôi rồi".

"Hôm nay tôi mang theo một số nông phẩm sạch từ nhà tôi, có vài túi khoai lang, rau cỏ... mọi người đừng cười nhạo tôi, coi như đây là một chút lòng thành của tôi nhé".

Tôi quả thực rất ngưỡng mộ những người bạn của mình và buổi họp lớp của chúng tôi hôm quá không thể tuyệt vời hơn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022