Chúng ta thường được khuyên nên ăn ít nội tạng động vật, bao gồm cả nội tạng của lợn (heo) nếu muốn cân bằng dinh dưỡng và khỏe mạnh. Nhưng trên thực tế, những món như: gan lợn, lòng lợn, phổi lợn… lại vô cùng phổ biến và được yêu thích, thậm chí được ăn hàng ngày. Ví dụ như phổi lợn, dù giá rẻ, dễ chế biến, hấp dẫn bởi độ xốp kết hợp với cảm giác giòn sần sật khi nhai nhưng thật ra lại là bộ phận bẩn nhất trong con lợn.

Phổi lợn bẩn như thế nào?

Theo báo cáo của "Sanook", phó giáo sư họ Nguyen, nguyên giảng viên Trường Công nghệ thực phẩm và Đại học Bách khoa Hà Nội (Việt Nam) đã có các kiểm nghiệm và chỉ ra rằng phổi lợn là bộ phận “bẩn” nhất trong con lợn.

“Bởi phổi là bộ phận hô hấp của lợn, chứa vi khuẩn, bụi bẩn, các tạp chất mà cơ quan hô hấp đưa vào. Đây cũng là cơ quan dễ viêm nhiễm nhất. Đặc biệt, các chuyên gia thống kê động vật cũng có thể bị viêm phổi. Không chỉ riêng phổi lợn, phổi của bất cứ động vật nào cũng có thể được xem là bộ phận bẩn nhất - do tích tụ nhiều chất độc từ cơ thể và dễ viêm nhiễm.

-17102448735911666725810.jpg

Nhiều người không biết rằng phổi lợn là bộ phận “bẩn” nhất của con lợn (Ảnh minh họa)

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 60% thành phần độc tố trong thức ăn chăn nuôi, các chất tạo nạc trong quá trình nuôi nhốt tồn tại trong phổi lợn. Ngoài ra, phổi còn nhiều đường khí quản để không khí lưu thông nên rất khó làm sạch. Vì vậy, khi chế biến các loài động vật từ gà, lợn, bò, dê… nhiều người thường bỏ bộ phận này đi” - ông nói.

Trong khi đó, phổi lợn là món ăn được yêu thích ở rất nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Người Việt không chỉ thích vì hương vị, cảm giác xốp giòn ngon miệng độc đáo, giá cả phải chăng của phổi lợn mà còn vì quan niệm “ăn gì bổ nấy”.

Về quan niệm này, PGS họ Nguyen khẳng định là không đúng và không có sơ sở khoa học. Ông từng gặp bệnh nhân lao phổi hay viêm phổi mua phổi lợn về tẩm bổ, đây là hành động sai lầm, thậm chí gây hại cho cơ thể, dễ làm bệnh nặng thêm.

Đương nhiên, xét về mặt ẩm thực hay dinh dưỡng thì phổi lợn vẫn mang lại giá trị nhất định. Nhưng người già, trẻ em, người đang chữa bệnh tốt nhất là không nên ăn. Người bình thường có thể ăn khoảng 1 tuần/lần, không ăn nhiều quá và chế biến thật sạch. Cụ thể, rửa phổi dưới vòi nước để nước có thể chảy vào các khí quản sau đó dốc sạch máu đọng, giảm mùi hôi. Bạn nên mua phổi tươi, sạch, có màu hồng, không ăn phổi thâm đen, tanh, hôi.

Một số bộ phận khác của lợn không nên ăn nhiều

Ngoài phổi lợn, còn có một số bộ phận khác của con lợn mà bạn không nên ăn nhiều. Đó là:

Da lợn

Da lợn được chế biến thành những món ăn phổ biến và được nhiều người ưa thích, tuy nhiên nó chứa các protein khó tiêu (keratin, elastin...) và nhiều cholesterol xấu gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp và béo phì.

Chưa kể, nếu không được cạo sạch lông và chế biến sạch sẽ, nang lông ở da lợn sẽ mang nhiều ký sinh trùng và độc tố gây bệnh cho cơ thể người. Ăn quá nhiều da lợn cũng sẽ gây tăng cân, tạo gánh nặng cho dạ dày và gây ra các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy.

Thịt cổ lợn

Theo các chuyên gia, hàm lượng chất béo trong thịt cổ lợn rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến tăng cân đột ngột mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não. Ngoài ra, cổ lợn cũng có các hạch bạch huyết, một hệ thống của cơ thể có chức năng lọc và bẫy giữ các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.

Lòng lợn

Lòng lợn cũng là một loại thực phẩm được nhiều người rất ưa thích, trong khi đó, đây là bộ phận sẽ bị nhiễm nhiều vi khuẩn. Nếu ăn thường xuyên dễ gây ra hàng loạt bệnh tật.

-1710244872029667690333.jpg

Ngoài phổi lợn, tất cả các loại nội tạng lợn đều không nên ăn quá thường xuyên dù thích đến đâu (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, lòng lợn cũng chứa nhiều chất béo. Nếu ăn trong thời gian dài không chỉ gây béo phì mà còn gây ra hàng loạt bệnh mãn tính khác. Chưa kể, khâu chế biến lòng lợn rất dễ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nên tốt nhất là nên tự làm và ăn ít ngay cả khi tự chế biến tại nhà.

Tiết lợn

Tiết lợn là thức ăn nội tạng động vật rất phổ biến, giàu chất sắt. Ăn tiết lợn đúng cách có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, bổ khí và dưỡng huyết. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều tiết lợn cùng lúc. Cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn. Thậm chí, lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc.

Chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2 - 3 lần trong một tháng. Ngoài ra, không phải tất cả mọi người đều thích hợp ăn món tiết lợn. Các trường hợp bị chảy máu đường ruột tốt nhất không nên ăn, mỡ máu cao, huyết áp không ổn định, cholesterol cao… cũng nên tránh xa.

Gan lợn

Giống như phần lớn các loại nội tạng động vật, gan lợn cũng chứa nhiều chất đạm, chất béo. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều sắt và vitamin A. Nhưng cũng không nên ăn chúng quá nhiều.

Bởi nhược điểm của chúng là chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao nhất là trong óc, gan và bầu dục của lợn. Các loại ký sinh trùng như sán lá gan cũng thường trú ngụ ở gan. Mặt khác ở những con lợn bị bệnh viêm gan thì gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh. Nên khi chọn gan cũng cần hết sức lưu ý.

Theo các chuyên gia, gan lợn tốt nhưng chỉ nên vừa phải, mỗi tuần ăn 2 - 3 lần, mỗi lần ăn 50 - 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn 30 - 50g/bữa. Những người mắc bệnh lý tim mạch, béo phì, huyết áp… hay các bệnh lý về gan (gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan) cũng không nên ăn.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, QQ, Eat This

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022