1. Con có chỉ số EQ thấp
EQ (Emotional Intelligence) - là từ dùng để chỉ khả năng con người kiểm soát cảm xúc, nhận thức cảm xúc của người khác và xử lý các mối quan hệ qua lại. Người có chỉ số EQ cao sẽ biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, đồng thời điều chỉnh lời nói hành động của bản thân sao cho phù hợp với từng tình huống. Từ đó, họ được mọi người yêu mến, tin tưởng và dễ thành công hơn công việc, đời sống cá nhân.
Có thể nói EQ chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong tương lai của một đứa trẻ. Trẻ có EQ thấp khó hòa nhập với môi trường tập thể và thường không giữ được các mối quan hệ lâu dài. Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ cần để ý xem con có EQ thấp hay không, từ đó có biện pháp dạy dỗ thích hợp.
Một số biểu hiện điển hình như: thích nói xấu người khác, không kiểm soát được cảm xúc của mình, luôn tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh, không dám thử bất kỳ điều gì lạ hoặc hay ngắt lời người lớn,... Để bồi dưỡng cảm xúc EQ cho con, bố mẹ cần tránh những hành động, lời nói tiêu cực, tạo cho con một môi trường sống lành mạnh.
Tại sao trường mẫu giáo phương Tây không dạy trẻ phải chia sẻ cho bạn nhưng vẫn đào tạo ra những em bé có EQ cao?Đọc ngay
Khi con có gặp những cảm xúc tiêu cực, bố mẹ cần ở bên lắng nghe, bày tỏ sự đồng cảm và sẻ chia. Con sẽ cảm thấy ấm áp, không sợ hãi. Từ đó hình thành cảm giác an toàn, giúp con phát huy sự tự tin và thói quen chia sẻ, bày tỏ cảm xúc. Bên cạnh đó, bố mẹ cần giải thích phản ứng tiêu cực của con có thể gây tổn thương cảm xúc của người khác như nào và giúp con sửa chữa hành vi.
2. Con có năng lực học tập kém
Năng lực học tập là khả năng con người học tập, nhận biết thế giới xung quanh và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn. Đây là năng lực sinh tồn quan trọng và cơ bản nhất. Năng lực học tập sẽ theo chúng ta suốt đời, góp phẩn chủ chốt vào thành công trong công việc và cuộc sống, tạo được chỗ đứng cho riêng mình.
Để bồi dưỡng năng lực học tập của con, bố mẹ có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như khuyến khích tinh thần tự học, tạo động lực học bằng những phần quà nho nhỏ. Ngoài ra khi con gặp bất kỳ khúc mắc nào trong việc học, bố mẹ không nên can thiệp ngay mà cần để con có thời gian suy nghĩ, tìm ra giải pháp. Những điều này sẽ giúp con tăng khả năng tư duy, đồng thời kích thích tính tự lập, không dựa dẫm vào người lớn.
3. Con không thể tự kiểm soát bản thân
Tự kiểm soát là việc học cách kiểm soát những ham muốn của bản thân để đạt được mục đích cá nhân. Thực tế, những đứa trẻ có thể kiểm soát cảm xúc và hành vi bản thân thường tập trung vào mục tiêu của chúng và duy trì mối quan hệ tích cực với mọi người tốt hơn những người khác.
Về bản chất, khả năng kiểm soát bản thân tăng cường cả thành tích học tập lẫn sự khéo léo trong cách ứng xử xã hội, từ đó góp phần tạo nên thành công trong cuộc sống.
Trong khi nhiều cha mẹ muốn con đạt thành tích cao trong học tập bằng việc cho con học thêm thật nhiều lớp phụ đạo thì nhiều nghiên cứu lại chỉ ra, kiểm soát bản thân là một cách tiếp cận mới có khả năng thành công cao hơn. Thông qua việc kiểm soát nhu cầu cá nhân, con có thể dễ dàng đạt được các mục tiêu trong cuộc sống. Chẳng hạn như con đang muốn đọc truyện tranh nhưng lại đến giờ học. Thay vì tiếp tục ngồi đọc truyện, con sẽ tập trung làm bài trước để có dư dả thời gian vui chơi vào cuối ngày.
Khả năng tự kiểm soát có thể được phát triển thông qua rèn luyện. Vậy nên bố mẹ có thể rèn cho con bằng cách trao giúp con sắp xếp thời gian biểu và trao cho con cơ hội tự quyết định các công việc hàng ngày. Chẳng hạn như con muốn ngồi xem tivi thêm 5 phút nữa rồi mới làm việc nhà, bố mẹ hãy đưa ra các sự lựa chọn: Ngồi xem tivi tiếp và phải làm việc nhà sau đó hoặc đi làm việc nhà ngay nhưng sẽ có thêm thời gian xem tivi hoặc đọc truyện,... Những việc nhỏ như này dần dần sẽ giúp con kiếm soát được nhu cầu của mình tốt hơn.