Biết chịu thiệt là một loại phúc báo

Người xưa có câu: “Họa phúc không tự nhiên đến, nó là do con người chiêu mời mà đến. Việc thiện hay việc ác đều có quả báo, như là hình với bóng vậy”. Nghĩa là, người vì tài vật, lợi ích mà lừa gạt, hãm hại người khác thì chính là đánh mất đi “đức” và “phúc báo” của mình.

chiu-thiet-tao-phuc1-1620.jpg

Chuyện kể rằng, năm Kiến Vũ, Quang Vũ Đế thời Đông Hán có một vị tiến sĩ thái học viện tên là Chân Vũ ở An Khâu, Sơn Đông. Ông là người thanh liêm, không tham vật chất, có tấm lòng trung hậu và khiêm nhường.

Thời xưa, dê là con vật mang lại nhiều may mắn, cát tường nên được dùng để tế lễ. Cứ đến cuối năm, Hoàng đế lại hạ chiếu ban thưởng cho các tiến sĩ thái học viện mỗi người một con dê. Tuy nhiên, trong số dê đó có con to con nhỏ, con béo con gầy khiến viện quan viên chủ quán khó xử, không biết chia như thế nào cho hợp lý. Vị này đề xuất biện pháp bốc thăm hoặc giết dê rồi chia thịt cho đồng đều.

Chân Vũ thấy thế thì hổ thẹn trong lòng nên bước lên xin nhận con dê nhỏ nhất, gầy nhất. Các vị tiến sĩ vì thế ngẫm lại mình mà xấu hổ, kể từ đó, không còn có sự so đo thiệt hơn xảy ra. 

Quang Vũ Đế biết chuyện vô cùng khen ngợi Chân Vũ. Có lần, Hoàng đế hỏi các vị quần thần trong triều đình: "Vị tiến sĩ dê gầy hiện tại sống ở đâu?". Từ đó, Chân Vũ có biệt danh là tiến sĩ "dê gầy". Người có tài lại có đức như Chân Vũ nhanh chóng được cất nhắc lên làm Thái tử thiếu phó.

Khi đứng trước thị phi, lợi ích, nếu có thể cam tâm tình nguyện chịu thiệt, lấy “so đo lợi ích” làm nỗi hổ thẹn thì đó chính là một loại mỹ đức, cũng là một loại tu dưỡng, đồng thời còn là một cách chiêu mời phúc báo. Nhưng điều này chỉ người quân tử có chí hướng cao thượng mới có thể làm được.

Người hiện đại ngày nay, không ít người cho dù chỉ là một chút lợi nhỏ cũng phải tranh giành, khi bị tổn thất một chút lợi ích cũng cảm thấy thống khổ, ấm ức mãi không thôi. So ra, chẳng phải thực sự là cái được chẳng bù nổi cho cái mất sao?

Đặc điểm của người dễ gặp may

Vui vẻ

Một người nếu luôn nở nụ cười trên môi sẽ tự nhiên có thể truyền lại niềm vui, tâm tình vui vẻ, ấm áp đến những người bên cạnh, khiến mọi người sinh ra một loại cảm giác thân thiết, gần gũi. Đồng thời, tâm thái tích cực còn có thể cuốn hút, cảm hóa và khích lệ người khác, dễ dàng nhận được thiện cảm và ấn tượng tốt từ người khác. Do đó họ sẽ dễ gặp được quý nhân trợ giúp.

Ngoài ra, người luôn vui tươi thì trong lòng thường không có nhiều ý nghĩ xấu, mưu đồ xấu hại người, do đó họ không làm điều xấu, điều ác và họ sẽ được phúc báo.

chiu-thiet-tao-phuc-1620.jpg

Lương thiện

Lương thiện là một yếu tố quan trọng của người có nhân phẩm tốt. Một người mà luôn mang trong mình một trái tim từ bi, mới có thể khiến người khác kính trọng. Cần phải giữ nhiều thiện tâm, làm nhiều việc thiện.

Chỉ có như thế, thì mới có thể làm một con người đường đường chính chính, để đạt được đến cảnh giới “ban ngày không làm chuyện khuất tất, ban đêm không sợ ma gõ cửa”.

Phúc hậu

Cổ nhân có câu: “Hậu đức tải vật”, có nghĩa là nói con người nếu có đức hạnh, thì không có việc gì là không thể gánh vác được, ngược lại, người mà không có nhiều đức thì không thể gánh vác được những công việc to lớn.

Câu danh ngôn này khuyên răn chúng ta rằng, phải vui vẻ khi chịu thiệt thòi, nghĩ cho người khác nhiều hơn, thì mới có thể đạt được thành công trong sự nghiệp. Đồng thời, đức nhiều là phúc, làm người phải hiền hậu, thì mới có được sự tôn trọng của người khác.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022