Ông Vương Thuận sinh sống tại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Trong kỳ tuyển sinh đại học vừa qua, con trai ông đạt 718 điểm và đỗ vào trường đại học trọng điểm của thành phố.
Chứng kiến con cái học hành thành tài, ông Vương Thuận là một trong những người vui nhất. Tuy nhiên, ông cũng có nỗi niềm trăn trở là tiền học phí của con. Con trai đỗ vào trường Đại học lớn ở thủ đô Bắc Kinh, chi phí sinh hoạt và tiền ăn học của con trong 4 năm không thể dưới 40 ngàn tệ (~138 triệu đồng).
Nếu như chỉ một năm trước, khi tài chính của gia đình ông Vương Thuận còn tốt thì số tiền này không phải vấn đề. Nhưng trải qua một năm nhiều biến cố vì ông làm ăn thua lỗ, vợ trải qua phẫu thuật lớn thì chi phí đi học của con trai đã trở thành gánh nặng.
Thấy cha mẹ vất vả, con trai của ông rất buồn. Chính vì vậy, cậu đã suy nghĩ đến việc nghỉ học và theo anh họ lên thành phố làm việc. Tuy nhiên, ông Vương Thuận đã gạt phắt suy nghĩ này, và nói con hãy tin tưởng vào bố mẹ.
Trong những ngày tiếp theo, ông liên tục đến nhà họ hàng để hỏi vay tiền. Nếu như trước kia, khi Vương Thuận đang là ông chủ lớn thì họ đối đãi với ông rất nhiệt tình. Giờ đây kinh tế của ông sa sụt, nhiều họ hàng tìm cách tránh mặt, thậm chí còn nói những lời khó nghe với ông.
Ảnh minh họa
Đang lúc rầu rĩ, một tin sốc nữa lại truyền đến tai ông. Một ngày nọ, trưởng làng nhắc nhở ông mở tiệc khao con trai đỗ đại học vì đây là truyền thống trong vùng. Con trai ông đỗ đại học điểm cao, còn thi đậu trường ở Bắc Kinh nên càng phải mở tiệc lớn. Nghĩ đến việc phải tiêu tốn thêm một mớ tiền, ông Vương vô cùng đau lòng.
Biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình ông Vương, trưởng thôn nói: "Nếu anh không có đủ tiền thì hãy tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ thôi. Mọi người ăn mừng vì thằng bé là chính".
Nghe trưởng thôn nói vậy, trong lòng ông Vương không vì thế mà nhẹ nhõm hơn. Vì ông biết con trai đỗ đại học là sự kiện lớn, không những thế ngày thường dân làng đã giúp đỡ ông rất nhiều nên Vương Thuận không thể tổ chức tiệc nhỏ được. Ông đành cắn răng bỏ ra 30 ngàn tệ (~100 triệu đồng) để tổ chức tiệc ăn mừng con đậu đại học.
Ngày hôm đó, 12 giờ trưa, dân làng lần lượt kéo đến. Nhưng điều khiến ông Vương Thuận bức xúc là họ đều đến tay không. Ông ngẫm nghĩ, mãi mới có dịp để ăn mừng, không ngờ họ toàn đến tay không! Dẫu vậy, ông biết khách đến nhà thì nên tiếp đón, bởi vậy dù bực bội trong lòng thì ông vẫn mỉm cười tiếp đón mọi người.
Sau khi dân làng tới đầy đủ, bữa tiệc bắt đầu. Suốt bữa ăn, ai nấy đều cười nói vui vẻ, không khí vô cùng náo nhiệt. Chỉ riêng ông Vương Thuận Nghiêm ngồi một góc lặng lẽ uống rượu trắng, thỉnh thoảng mới gật gù khi có người hỏi han gì đó.
Ảnh minh họa
Thế rồi vào cuối bữa tiệc, một điều bất ngờ xảy ra. Lúc này, trưởng thôn đứng dậy, trao một bọc quà vào tay Vương Thuận: "Anh Vương, mọi người đều hiểu hoàn cảnh của gia đình anh. Ngày trước khi điều kiện anh dư dả thì đã giúp chúng tôi rất nhiều. Lần này đến lượt chúng tôi giúp anh nhé. Đây là 135 ngàn tệ (~467 triệu đồng) mà chúng tôi quyên góp được. Anh đừng chê nhé". Trưởng thôn vừa nói xong thì tất cả dân làng ngồi xung quanh đều vỗ tay và nói Vương Thuận mau chóng nhận quà.
Ông Vương Thuận nhận lấy phong bì đỏ nặng trĩu, ông không biết nói gì chỉ biết rơi nước mắt không ngừng. Nhờ số tiến này, con trai ông đã có thể thuận lợi nhập học. Nhưng điều ông nhận lại không chỉ có thể. Ông nhớ rằng khi mình còn làm ông chủ, ông đã nhiệt tình giúp đỡ dân làng mà chưa từng chờ đợi ngày được họ báo đáp. Để giờ đây khi nhận được sự giúp đỡ trở lại của dân làng, ông mới hiểu hóa ra sống thiện tâm cũng là một "khoản đầu tư" sinh lời khủng mà đầy ấm áp. Có được tình người giữa lúc khó khăn là thứ mà ta không thể quên mãi.