Có thể bạn không biết rằng: Bí ngô chính là một trong những món ăn được người Nhật xếp vào danh sách những món ăn "trường sinh bất lão".

Bí ngô giàu caroten giúp duy trì thể lực, tốt cho mắt. Không những vậy, loại quả này còn chứa nhiều canxi, natri, kali, magie, phốtpho, sắt, đồng, mangan, crôm... giúp ngăn ngừa loãng xương và phòng tránh tăng huyết áp.

Một lý do nữa khiến phụ nữ Nhật mê mẩn bí ngô là vì chất carotenoid có trong loại quả này đem lại tác dụng làm chậm tiến trình lão hóa da, từ đó giúp da sáng đẹp, không mụn trứng cá và ít nếp nhăn.

photo-3-1667269579797508466106.jpg

Những lợi ích mà bí ngô đem đến cho cơ thể bạn

Bí ngô tốt cho gan

Gan đảm nhiệm hơn 500 chức năng, bao gồm phân hủy chất béo, protein và carbohydrate, loại bỏ các hợp chất có hại khỏi máu, lưu trữ các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Patricia Bannan trả lời trên tờ Womenshealthmag: "Nếu bạn ăn một chế độ ăn giàu trái cây, rau và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như bí ngô. Gan của bạn sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn. Tất cả là nhờ các chất chống oxy hóa của bí ngô như vitamin C và beta-carotene, sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, giúp gan khỏe".

Chống oxy hoá, hỗ trợ giảm nguy cơ các bệnh mãn tính

Các gốc tự do là các phân tử được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất của cơ thể. Mặc dù rất không ổn định, chúng có vai trò hữu ích, như tiêu diệt vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, quá nhiều các gốc tự do trong cơ thể tạo ra một trạng thái gọi là stress oxy hóa, có liên quan đến các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim và ung thư.

Bí ngô chứa chất chống oxy hóa, chẳng hạn như alpha-carotene, beta-carotene và beta-cryptoxanthin. Chúng có thể vô hiệu hóa các gốc tự do, ngăn chặn chúng làm hỏng các tế bào. Các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật đã chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa này bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời và giảm nguy cơ ung thư, các bệnh về mắt và các tình trạng khác.

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Bí ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Bí ngô có hàm lượng beta-carotene cao, chất mà cơ thể chuyển hoá thành vitamin A. Các nghiên cứu cho thấy vitamin A có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng. Ngược lại, những người bị thiếu vitamin A có thể có hệ thống miễn dịch yếu hơn. Bí ngô cũng chứa nhiều vitamin C, được chứng minh là có khả năng làm tăng sản xuất tế bào bạch cầu, giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và làm vết thương nhanh lành hơn. Ngoài hai loại vitamin được đề cập ở trên, bí ngô cũng là một nguồn vitamin E, sắt và folate dồi dào - tất cả các chất này đều được chứng minh là có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Bảo vệ thị lực

Thị lực giảm dần theo tuổi tác. May mắn thay, ăn đúng chất dinh dưỡng có thể làm giảm nguy cơ mất thị lực. Bí ngô chứa các chất dinh dưỡng dồi dào có khả năng hỗ trợ thị lực khi cơ thể già đi.

Phòng ngừa đột quỵ

Bí ngô chứa nhiều axit palmitic, axit stearic và axit oleic. Các loại axit này có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh đột quỵ.

Ngăn ngừa các bệnh tuyến tiền liệt

Có một loại chất lipid trong hạt bí ngô và nó có tác dụng phòng ngừa cũng như điều trị tốt các loại bệnh về tuyến tiền liệt.

photo-2-1667269577820314601219.jpg

Những thực phẩm đại kỵ với bí ngô

Rau bó xôi

Hàm lượng enzyme phân giải vitamin C phong phú trong bí ngô sẽ phá hủy vitamin C trong rau bó xôi, đồng thời giá trị dinh dưỡng của chính bí ngô cũng sẽ bị giảm xuống.

Khoai lang

Cùng là loại thực phẩm dễ làm đầy hơi, nếu không ăn chín sẽ gây đầy bụng và khi ăn cả hai loại cùng lúc sẽ dễ làm căng tức bụng, đau bụng, nôn khan…

Thịt cừu

Hai loại thực phẩm này đều có tính nóng, nếu ăn cùng nhau có thể sẽ gây đầy hơi, táo bón… Những người bị bệnh truyền nhiễm và cơ thể nóng thì không nên ăn để tránh bệnh nặng hơn.

Giấm

Axit axetic sẽ phá hủy nguyên tố dinh dưỡng trong bí ngô, làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Cá hố

Cá hố có chứa nhiều protein, chất béo không bão hòa và DHA, vitamin A, D.., có tác dụng bổ hư, dưỡng gan, thúc đẩy tạo sữa, nhưng khi ăn cùng bí ngô thì lại không có lợi cho cơ thể.

Táo tàu

Táo tàu có nhiều vitamin C, vị ngọt, tính ấm, ăn nhiều dễ làm khó tiêu, bí ngô cũng có tính ấm, cùng lúc ăn hai thứ không chỉ khiến vitamin C bị phá hủy mà còn làm chứng khó tiêu nặng hơn.

Cua

Ăn bí ngô cùng với cua hoàn toàn không có tác dụng phụ độc hại. Nhưng không nên ăn hai món này cùng lúc chủ yếu là do nguyên tố “cobalt” có trong bí ngô, nguyên tố này có tác dụng giảm huyết áp. Người bị cao huyết áp không nên ăn nhiều bí ngô và cua do có những thành phần kết hợp không hợp lý, thế nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ là hai thứ sẽ làm mất tác dụng của nhau.

Tôm

Trong tôm có chứa nhiều nguyên tố vi lượng nên khi ăn cùng bí đỏ có thể sẽ sinh ra phản ứng với pectin trong đó, tạo ra chất khó tiêu hóa và khó hấp thu, dẫn đến bệnh kiết lị. Chúng ta có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc trong trường hợp này.

photo-1-1667269575500628969681.jpg

Những người không được ăn bí ngô

Người dị ứng với bí ngô

Bí ngô cũng có thể có một số chất gây dị ứng. Vì vậy, nếu bạn dị ứng với bí ngô thì không bao giờ nên ăn loại thực phẩm này. Nó sẽ gây đỏ, sưng da và tiêu chảy thường xuyên. Đồng thời, người bị dị ứng bí ngô khi ăn thực phẩm này còn có thể bị khó tiêu, nhức đầu, đau họng, hen suyễn. Vì vậy, nhóm người này nên tránh ăn bất kỳ thực phẩm nào liên quan đến bí ngô.

Vì bí ngô là một loại rau quả có tính nhiệt nên nếu ăn quá nhiều, nó sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, nếu bị bệnh về loét dạ dày hoặc những người có bệnh liên quan đến nhiệt thì không nên ăn bí ngô. Đồng thời, những người bị vàng da, khí hư cũng không ăn bí ngô và các sản phẩm liên quan đến bí ngô.

Người bị sốt hoặc mắc bệnh truyền nhiễm

Nếu cơ thể đang bị sốt hoặc mắc bệnh truyền nhiễm thì ăn bí ngô có thể khiến tình trạng của bạn trầm trọng hơn rất nhiều. Bạn có thể ốm nặng hơn và cơ thể tăng nhiệt lên rất cao.

Người bị huyết áp thấp

Trong hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa tự nhiên giúp làm giảm huyết áp. Nếu bạn đang bị tụt huyết áp hoặc đang dùng thuốc chống tăng huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi ăn loại hạt này.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022