Người Trung Quốc xưa có câu: "Ăn củ sen vào mùa đông tốt hơn ăn thịt". Nghĩa là dinh dưỡng từ loại củ này rất dồi dào không thua kém thịt. Hơn nữa lại còn dễ tiêu hóa, vì thế ăn nhiều củ sen tốt hơn so với việc ăn thịt rất nhiều.
Củ sen vốn được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo". Theo Đông y, củ sen có vị ngọt, tính hàn, tác dụng dưỡng âm sinh tân, nhuận phổi, ngưng ho, bổ tỳ ích khí, tiêu thũng, cầm máu, giải độc... Vào mùa đông, món ăn này càng phát huy tốt công dụng của nó khi trở thành nguyên liệu của nhiều món hầm, canh tẩm bổ.
Đặc biệt, củ sen có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ, nhất là trong việc chăm sóc làn da và thanh nhiệt, mát máu.
Củ sen vốn được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo".
Phụ nữ ăn củ sen sẽ nhận được những lợi ích gì cho cơ thể?
1. Làn da mịn màng, sáng bóng
Củ sen không chỉ giàu vitamin C, canxi, sắt mà còn có polyphenol, có tác dụng chống oxy hóa, trì hoãn lão hóa và làm cho làn da của chị em mịn màng, sáng bóng hơn.
Củ sen có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ, nhất là trong việc chăm sóc làn da và thanh nhiệt, mát máu.
2. Thanh nhiệt, mát máu
Củ sen tính hàn, có tác dụng mát máu, thanh nhiệt, làm giảm các triệu chứng nóng trong. Người bị sốt, khát, ho ra máu nên ăn nhiều.
3. Có lợi cho máu và thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng củ sen có tác dụng bồi bổ cơ thể, dưỡng tâm, bổ khí. Vì củ sen rất giàu sắt, canxi, protein và vitamin... nên có thể bổ sung khí huyết và tăng cường khả năng miễn dịch.
Củ sen tính hàn, có tác dụng mát máu, thanh nhiệt.
4. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Ăn củ sen có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, vì củ sen có tác dụng an thần. Ăn một ít củ sen vào bữa tối có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ sâu nhanh hơn.
5. Giảm cân lành mạnh
Củ sen chứa một lượng lớn chất xơ, có thể tăng cường hiệu quả nhu động của đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố trong cơ thể. Từ đó đạt được hiệu quả giảm cân.
6. Cầm máu
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng củ sen có thể giúp cầm máu mà không gây ứ máu vì nó chứa một lượng lớn axit tannic, làm co mạch máu. Nó cũng chứa vitamin K, có thể ngăn ngừa chảy máu.
7. Hạ đường huyết và mỡ máu
Củ sen giàu chất xơ nhưng không chứa nhiều calo, có thể giúp hạ đường huyết và cholesterol trong máu, thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ.
4 sai lầm cần tránh khi ăn củ sen
1. Người tỳ vị yếu, lạnh bụng vẫn ăn củ sen
Củ sen sống có tính mát, đối với người tỳ vị kém, bị tiêu chảy, ăn củ sen sống hoặc củ sen lạnh sẽ khó tiêu hóa, khiến triệu chứng lạnh bụng nặng thêm.
2. Ăn củ sen sống
Vì môi trường sống của củ sen là bùn đất nên vi khuẩn, các loại giun sán có thể tồn tại trong củ sen sống. Nếu bạn vô tình nhiễm phải chúng khi ăn sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, phù mặt... Do đó, cần nấu chín củ sen trước khi ăn.
Vì môi trường sống của củ sen là bùn đất nên vi khuẩn, các loại giun sán có thể tồn tại trong củ sen sống.
3. Ăn củ sen và củ cải trắng cùng nhau
Củ sen và củ cải trắng đều là thực phẩm có tính lạnh. Ăn 2 thực phẩm này trong một lúc sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng lạnh ở lá lách và dạ dày, dễ gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
4. Người bị dạ dày vẫn ăn củ sen
Củ sen nhiều chất xơ, người bị chứng kích thích đại tràng, chướng bụng và viêm loét đại tràng nên tránh ăn vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.