Theo các chuyên gia về sức khỏe, mỗi người có 1 mùi hương cơ thể duy nhất, không ai giống ai. Nhưng mùi này có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt, giới tính và cả những vấn đề sức khỏe hay khi dùng thuốc men.
Dưới đây là 8 những mùi cơ thể bất thường, đang cảnh báo bệnh tật nhưng dễ bị người trẻ tuổi xem nhẹ, bỏ qua:
1. Mùi táo thối
Đây là mùi thường xuất hiện trên cơ thể của các bệnh nhân tiểu đường. Mùi sẽ nặng hơn ở những người bệnh nặng, bị nhiễm toan ceton - 1 biến chứng thường thấy ở bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa
Do quá trình trao đổi chất của người bệnh tiểu đường không được ổn định, một lượng lớn chất béo sẽ bị oxy hóa thành các thể ceton trong gan, đồng thời sẽ khuếch tán vào máu toàn thân. Từ đó khiến cơ thể nhất là khi đổ mồ hôi hoặc trong hơi thở của họ có mùi khó chịu như táo thối.
2. Hôi miệng dù đánh răng kỹ
Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng hôi miệng dù bạn vệ sinh kỹ càng là do trào ngược dạ dày - thực quản. Bạn cũng cần cẩn trọng với các bệnh răng miệng, ung thư thực quản, hở van tim, bệnh nghiêm trọng về dạ dày, viêm amidan…
Ảnh minh họa
Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ hay thường gọi là ngủ ngáy cũng có thể khiến hơi thở nặng mùi. Bởi vì nó khiến miệng bị khô, cho phép vi khuẩn sinh sôi nảy nở dễ dàng hơn. Khi một số loại vi khuẩn nhân lên, chúng sẽ tạo ra khí sulfurous, khiến hơi thở có mùi trứng thối.
3. Mùi nước tiểu
Mùi hôi, khai giống như nước tiểu là đặc trưng của bệnh nhân mắc bệnh về thận, đường tiết niệu mà phổ biến nhất là nhiễm độc niệu.
Ảnh minh họa
Vì bệnh khiến các chất thải chuyển hóa như nitơ, urê máu, creatinin… không thể được đào thải ra khỏi cơ thể và lưu lại trong máu. Điều này sẽ khiến khí thở ra hoặc trên cơ thể có mùi nước tiểu hoặc amoniac.
4. Mùi hôi tanh từ mũi
Người khỏe mạnh sẽ không bị mùi hôi trong mũi. Điều này thường xảy ra khi bạn gặp phải một số vấn đề sức khỏe như polyp mũi (các khối u lành tính xuất hiện trong hốc mũi), hội chứng chảy dịch mũi sau, các vấn đề răng miệng và bị nhiễm trùng xoang nghiêm trọng.
5. Mùi bắp cải thối
Mùi bắp cải thối thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa tyrosine, phổ biến ở trẻ em hơn là người lớn.
Ảnh minh họa
Do cơ thể thiếu men chuyển hóa tyrosine nên tyrosine bị giữ lại trong máu, cơ thể người bệnh sẽ phát ra mùi lạ giống mùi bắp cải thối. Bệnh nhân thường có biểu hiện chậm lớn và phát triển, dễ bị còi xương, suy gan và hạ đường huyết. Khi hạ đường huyết thường xảy ra ngất hoặc co giật.
6. Bàn chân thối
Mùi hôi ở bàn chân thường là dấu hiệu của tình trạng nhiễm nấm. Bệnh gây đỏ, phồng rộp, nóng rát, ngứa, khô và bong vảy quanh ngón chân hoặc trên bàn chân. Nấm thường sinh sôi trên các mô chết của móng chân và lớp da bên ngoài của bàn chân nên hãy chú ý vệ sinh kỹ mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, còn có bệnh lý có tên là hội chứng mồ hôi chân. Đây là 1 bệnh di truyền do bất thường trong nhiễm sắc thể. Biểu hiện lâm sàng chính của nó là chân có mùi hôi khó chịu, chậm phát triển trí tuệ và khó kiểm soát tuyến mồ hôi ở nhiều nơi trên cơ thể. Hơi thở, chất nôn, nước tiểu và da của bệnh nhân đều tỏa ra mùi đặc trưng tương tự.
7. Lỗ tai hôi bất thường
Tình trạng tích tụ ráy tai, mọc các túi nang hoặc nhiễm trùng bên trong tai dễ sinh ra mùi hôi ở lỗ tai. Vì vậy, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây hôi tai và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị kịp thời.
8. Phân quá nặng mùi
Nếu phân của bạn quá hôi thối và bạn “xì hơi” quá nhiều thì hãy cảnh giác với bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa và đặc biệt là ung thư. Bao gồm ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư ruột…
Ảnh minh họa
Ngoài ra, tình trạng này cũng thường gặp ở những người mắc chứng không dung nạp lactose hoặc đơn giản là do ảnh hưởng tức thời từ đồ ăn. Tốt nhất là nếu nó kéo dài trên 10 ngày thì hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời nếu như có bệnh.
Nguồn và ảnh: Eat This, Huanqiu, Doctor Family