Người dân Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất thế giới, khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới phát hiện phụ nữ Nhật có tuổi thọ trung bình là 87 tuổi. Nhật Bản cũng nổi tiếng là quốc gia có lối sống và chế độ ăn lành mạnh.

Vậy làm thế nào để có thể sống lâu, sống khỏe như người Nhật? Không cần phải đến Nhật để sống, chỉ cần áp dụng các nguyên tắc sau để sống thọ và luôn khỏe mạnh.

1. Chế độ ăn thiên về hải sản

Chế độ ăn của Nhật bao gồm rất nhiều cá. Theo Cục Hải sản Quốc gia, Người Nhật tiêu thụ khoảng 55,7kg cá/người/năm (trong khi Mỹ ăn 24,2kg). Số liệu này đưa Nhật Bản lọt top 6 quốc gia tiêu thụ hải sản lớn nhất thế giới.

photo-1-1509795682070.jpg

Chế độ ăn nhiều cá có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim 36%. Đáng ngạc nhiên hơn, những người lớn tuổi có lượng axit béo omega 3 cao hơn, chủ yếu là do ăn lượng cá béo. Những người này cũng có tuổi thọ cao hơn 2,2 năm so với những người có mức độ omega 3 thấp hơn. Chế độ ăn nhiều cá béo cũng được chứng minh làm tăng cường tâm trạng, ngăn ngừa một số loại ung thư và viêm.

Các nhà khoa học khuyên bạn nên ăn 2 phần cá béo như cá ngừ hoặc cá hồi mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Ăn nhiều rong biển

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 100.000 tấn rong biển mỗi năm. Cư dân ở hòn đảo Okinawa ở phía Nam Nhật Bản được biết đến là những người sống lâu trăm tuổi nhiều nhất, người dân ở đây ăn rất nhiều rong biển hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.

Mỗi chén rong biển chứa từ 2-9 gram protein, một số loại rong biển còn cung cấp kali nhiều hơn chuối. Ngoài ra thực phẩm này còn chứa lượng I ốt tự nhiên hữu ích cho tuyến giáp. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard cũng kết luận rằng, rong biển cũng có thể điều chỉnh mức estrogen và estriadol có thể liên quan đến nguy cơ ung thư vú.

3. Học xả stress bằng hát

Năm 2010, ngành công nghiệp karaoke của Nhật đã thu về hơn 10 tỷ USD, trong đó, tập đoàn karaoke lớn nhất là Big Echo có tới 229 chi nhánh trên toàn quốc.

Trong một nghiên cứu năm 2009 trên gần 20.000 đàn ông, các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Đại học Ehime và Đại học Osaka phát hiện ra rằng, uống rượu vừa phải với bạn bè giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.

Tác giả nghiên cứu cũng trích dẫn, các ca sĩ sử dụng hơi thở sâu, điều này tốt cho hệ thần kinh. Thêm nữa, khi hát họ nhận được những tràng pháo tay tán thưởng, đây là một hình thức kết nối xã hội tốt giúp xóa tan căng thẳng.

photo-1-1509795686993.png

4. Ăn các thực phẩm lên men

Ẩm thực Nhật Bản bao gồm rất nhiều thực phẩm lên men như tsukemono, nước tương, đậu nành ủ, miso, bột natto… Nghiên cứu cho thấy quá trình lên men không chỉ tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, các nhà khoa học lưu ý rằng phần lớn tế bào miễn dịch sống trong ruột chúng ta.

5. Sống hòa đồng với thiên nhiên

Bạn có thể không biết rằng, hầu như toàn bộ quần đảo Nhật Bản được bao phủ bởi các cây xanh, kể cả ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, một phần của Nhật Bản là rừng ôn nhiệt đới. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi qun niệm tôn kính thiên nhiên ăn sâu vào văn hóa Nhật Bản.

Sống hòa đồng với thiên nhiên cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe nghiêm trọng. Hầu hết các cơ quan trong cơ thể bạn đều cần dùng vitamin D, nếu không nhận đủ chất này có thể dẫn đến ung thư, rối loạn tự miễn dịch và viêm khớp.

6. Tắm nước nóng

85% người Nhật kết thúc ngày làm việc mệt mỏi bằng cách tắm bồn nước nóng, khoảng 128 triệu người đã đến Nhật và ghé qua các phòng tắm công cộng và suối nước nóng trong năm 2010.

Các nhà khoa học nhận định rằng, tắm nước nóng bồn khoáng có thể chữa trị chứng thấp khớp, chữa tình trạng rối loạn da và đau dây thần kinh.

photo-2-1509795686995.png

7. Người Nhật rất coi trọng trà

Trà đạo được xem là nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Nhật. Chính thói quen này xếp Nhật vào top 10 quốc gia uống trà nhiều nhất, hầu hết các loại trà được tiêu thụ ở Nhật là trà xanh matcha.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra, uống trà xanh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, tăng mức độ nhận thức cao hơn.

Hướng dẫn bài tập thể dục Rajio taisou của Nhật Bản (Phần 2)

*Theo Huffingtonpost

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022