Theo Tiến sĩ y khoa Hoàng Xuân (Đài Loan, Trung Quốc), tuy là “bậc thầy” giải độc trong cơ thể nhưng gan không phải là bất khả xâm phạm trước mọi chất độc, nó chỉ giỏi dung nạp và do khả năng bù trừ cao nên rất khó phát hiện sớm những bất thường. Trong khi đó, rất nhiều người chủ quan, do không thấy gan có dấu hiệu bất thường nên ít chăm sóc nó, thậm chí “lạm dụng” nó.

Trong đó, thức khuya lâu ngày là một trong những thói quen “tàn phá” gan nhanh nhất. Ông giải thích rằng, các chức năng nội tiết và ngoại tiết của gan đều sẽ thực hiện tốt nhất khi cơ thể trong trạng thái ngủ say. Khung giờ làm việc quan trọng nhất của gan mật là từ 23h - 3h.

Vì vậy, nếu chúng ta thức khuya, ngủ sau 23h thì sẽ thay đổi đồng hồ sinh học, làm rối loạn chức năng, tăng gánh nặng cho gan do tăng sinh phản ứng oxy hóa sản sinh nhiều chất trung gian độc hại, kích hoạt tế bào kupffer độc hại. Từ đó khiến gan suy giảm chức năng, yếu dần và mắc nhiều bệnh tật như viêm gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan…

Tuy nhiên, Tiến sĩ Hoàng Xuân nhắc nhở còn có 3 thói quen “lạm dụng gan” còn nhanh hơn cả thức khuya nhưng rất nhiều người mắc phải. Đó là:

1. Uống nhiều rượu bia

-17047233283951846749749.jpg

Uống nhiều rượu bia là thói quen hại gan rất nhiều người biết nhưng khó bỏ (Ảnh minh họa)

Uống nhiều rượu bia chắc chắn là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương gan. Bởi vì rượu chúng ta uống và các chất chuyển hóa do rượu tạo ra đòi hỏi gan phải giải độc một lượng lớn. Cụ thể, khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thụ nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu; còn 90% còn lại đi thẳng qua gan, khiến gan nhiễm độc nặng nề.

Uống rượu bia lâu ngày gây suy giảm chức năng, mất một số tế bào gan trong trường hợp nhẹ. Còn trường hợp nặng sẽ gây tổn thương không thể phục hồi đối với một số lượng lớn tế bào gan, ví dụ sẽ tiến triển thành “xơ gan do rượu” và phát triển thành ung thư gan nguy hiểm tính mạng.

2. Lạm dụng thuốc

Nhiều người cho rằng lạm dụng thuốc, uống thuốc bừa bãi (bao gồm cả thuốc bổ) chỉ hại cho dạ dày mà không biết nó đang bào mòn chức năng giải độc của gan.

Bởi vì, gan là cơ quan giải độc của cơ thể, gan tham gia vào quá trình chuyển hóa hầu hết các loại thuốc, sau đó bài tiết qua mật hoặc nước tiểu. Lạm dụng thuốc khiến gan phải làm việc quá sức, suy yếu. Sau đó, gan bị suy yếu thì chức năng chuyển hoá, giải độc và bài tiết các thuốc cũng bị ảnh hưởng. Sự tích tụ thuốc lâu dần không được chuyển hoá và giải độc gây ngộ độc thuốc và tổn thương gan.

Vì vậy, không nên lạm dụng hay tự ý dùng thuốc theo thói quen, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nhất là các tác dụng phụ ảnh hưởng tới gan. Tốt nhất là luôn dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Ăn thực phẩm bị nấm mốc

Nhiều người thường vì tiết kiệm hoặc thiếu kiến thức, chủ quan vào sức khỏe của mình mà ăn thực phẩm bị nấm mốc. Cũng có người vô tình ăn phải. Nhưng nhìn chung, thực phẩm nấm mốc thực sự là “khắc tinh” của lá gan, khiến khả năng giải độc của gan bị “lạm dụng” quá mức, gây ra ung thư gan.

Bởi vì chúng chứa nhiều chất độc như Aflatoxin, Patulin, Fumonisin, Zearalenone và Nivalenol… có nguy cơ gây thoái hóa hoặc hoại tử tế bào gan và nhiều bệnh về gan. Đặc biệt là chất độc Aflatoxin thường có trong các thực phẩm mốc là một loại độc tố vi nấm được sản sinh một cách tự nhiên do một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính (liều khoảng 10mg có thể gây chết người) thì nấm mốc aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan được WHO cảnh báo.

photo-1-1704723938796753635555.jpg

Thực phẩm nấm mốc chứ chất Aflatoxin gây bệnh ung thư gan (Ảnh minh họa)

Lưu ý rằng chất độc này không thể được loại bỏ hoàn toàn ngay cả khi bạn đã cắt bỏ phần nấm mốc, thậm chí nấu chín thực phẩm. Nên tốt nhất là vứt bỏ thực phẩm đã nấm mốc, đừng vì tiếc rẻ và rước bệnh vào thân. Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều món dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm muối chua… về lâu dài cũng sẽ gây hại cho gan chẳng kém gì thức khuya.

Nguồn và ảnh: ETtoday, Eat This, Health People

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022