Series phim truyền hình 10 tập The New Look đang thu hút sự quan tâm của giới yêu thời trang thế giới. Tác phẩm của đạo diễn Todd A. Kessler kể về quá trình ra đời thiết kế kinh điển của Christian Dior cùng sự nghiệp của huyền thoại Pháp. Trước đó hồi tháng 1, khán giả có dịp thưởng thức series Cristóbal Balenciaga kể về 30 năm sự nghiệp và cuộc đời của huyền thoại thiết kế Tây Ban Nha. Cuối năm nay, tài tử Daniel Brühl sẽ vào vai huyền thoại Karl Lagerfeld trong loạt phim Kaiser Karl, kể về hành trình của ông trong thế giới thời trang ở Paris những năm 1970.

trailer-cristobal-balenciaga-1708487114.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_qpO2kka6lyFglL_UTdtTA
Trailer 'Cristóbal Balenciaga'

Trailer "Cristóbal Balenciaga". Video: Disney+

Theo Guardian, mục đích quan trọng nhất của việc sản xuất thể loại phim này được cho là kích cầu tiêu dùng. Trong Cristóbal Balenciaga lẫn The New Look, các nhân vật lẫy lừng đều thực hiện khát vọng làm thời trang cao cấp trong bối cảnh chiến tranh. Điều đó nhấn mạnh thêm bản chất của thời trang được định hình bởi bối cảnh xã hội, lịch sử và chính trị. Nhà phê bình thời trang Caryn Franklin nhận định kinh tế càng suy thoái, chính trị càng bất ổn, thì thời trang và phim ảnh càng nở rộ để kích cầu mua sắm và xoa dịu tinh thần của con người.

balenciaga-1861-1708488433.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=moaZrqu-UfL1wltqwmSG2A

Một cảnh trong phim "Cristóbal Balenciaga". Ảnh: Disney+

"Hiện tại, chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt và tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Những chương trình truyền hình xuất hiện ồ ạt chính là phản ứng và một phần nỗ lực của ngành thời trang", Franklin nói với WWD.

karl-8735-1708488433.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qOrft8CnQbQeRMqn_EqVng

Tài tử Daniel Brühl (trái) trên phim trường "Kaiser Karl", vào vai huyền thoại thiết kế Karl Lagerfeld (phải). Ảnh: Backgrid, Elle

Trong thời kỳ Đại suy thoái trước đây, một loạt phim Hollywood như Mannequin Stolen Holiday ra đời, tạo điều kiện cho các cửa hàng bách hóa tăng doanh thu. Ngày nay, tận dụng sức ảnh hưởng của những "ông lớn", ngành thời trang kỳ vọng kéo người dân trở lại quỹ đạo mua sắm thời hậu đại dịch.

Những nhà mốt này có lượng người theo dõi khổng lồ trên Instagram: Dior có 46 triệu, Chanel 60 triệu, Louis Vuitton 55 triệu, Balenciaga 14 triệu. Picardie cho rằng nếu tận dụng sức ảnh hưởng của các hiện tượng văn hóa này, tình hình kinh tế có khả năng bớt u ám.

trailer-the-new-look-1707820847.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=j7WZeAibEk40wtZNf8jqNA
Trailer 'The New Look'

Trailer "The New Look". Video: AppleTV+

Không chỉ kích cầu trong làng mốt, các series truyền hình thời trang còn có thể kéo theo doanh thu của những lĩnh vực khác. Thông tin và trang phục trong phim đều được giới thiệu và trưng bày trong các viện bảo tàng. "Buổi trình diễn của Dior trong The New Look là show lớn nhất và thành công nhất mọi thời của hãng. Trang phục trong phim sẽ được trưng bày vài tuần sau khi series kết thúc, nhưng vé tham quan đã được bán hết chỉ trong hai ngày", Picardie nói với WWD.

Trang phục của nhà thiết kế Bina Daigeler dành cho phim Cristóbal Balenciaga đã được triển lãm ở Madrid. Theo Guardian, mỗi ngày đều có hàng dài người xếp hàng tham quan. Nhà thiết kế Daigeler cho rằng trong thời buổi thời trang nhanh đang phổ biến và bão hòa, đa số người sẽ tò mò và cảm thấy thú vị khi tìm về thời trang cao cấp đang dần bị lãng quên.

Sao Mai

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022