Theo chuyên gia phong thủy Song Hà, có những kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch), gia chủ cần tránh phạm phải kẻo tài lộc tiêu tán, vận khí tiêu cực.

Mua vàng và bị lỗ ngay sau ngày 10/1 âm lịch

Trong các tài liệu cổ nói về nghi thức của ngày vía Thần Tài, Tết Thần Tài cho thấy, trong ngày Vía Thần Tài khi còn ánh sáng mặt trời trừ giờ Ngọ (từ 11h đến 13h), bản chủ mang vàng, bạc có âm có dương đi qua cổng chính và cửa chính đặt vào két sắt hoặc nơi chứa tiền bạc của gia đình sẽ mang lại nhiều may mắn.

photo-3-16750545681021820015753.jpg

Điều đó có nghĩa là gia chủ mang vàng bạc vào nhà chứ không phải mua vàng bạc về nhà.

Các doanh nhân, thương nhân Trung Hoa, Đài Loan, Hồng Kong, Singapore, người gốc Hoa thường chuẩn bị bạc và vàng từ trước rồi cất giấu quanh nhà hoặc giấu ở một vị trí khác như căn nhà phụ... sau đó đến ngày vía Thần Tài họ sẽ mang vào đặt ở căn nhà chính... Quan điểm của họ rất rõ ràng là sau ngày vía Thần Tài, Tết Thần Tài 3 hôm họ phải có lãi hoặc ít nhất là hòa chứ tuyệt đối không để bị lỗ.

Không tắm rửa mộc dục cho tượng Thần Tài

Nói đến những điều kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài, nhiều người quên chuyện lau dọn, cứ nghĩ rằng bình thường lau dọn sạch sẽ đã là đủ rồi. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, trước khi làm lễ cúng vía Thần Tài, ban thờ cùng các tượng thờ cần phải được lau rửa sạch sẽ.

Theo quan niệm dân gian, việc tắm rửa cho tượng thần cũng như lau dọn ban thờ là việc cực kì quan trọng, thể hiện sự tín ngưỡng tâm linh của gia chủ, cũng nhờ đó mà gia chủ được thần linh phù hộ, làm ăn gặp nhiều may mắn, tài lộc đủ đầy.

Cũng giống như cuối năm cần lau dọn bàn thờ tổ tiên, ông bà thì trước ngày vía Thần Tài, ngày mùng 8 âm hoặc mùng 9 âm, gia chủ nên tắm rửa mộc dục cho tượng Thần Tài cũng như lau dọn ban thờ sạch sẽ để chuẩn bị đón đại lễ.

photo-2-16750545656401620534450.jpg

Ban ngũ phúc tài thần có 5 tượng thì tắm 5 tượng. Ban tam tài có 3 tượng thì tắm 3 tượng. Ban nhị tài có 2 tượng thì tắm 2 tượng...

Ngày thường lau rửa cho tượng, gia chủ có thể dùng nước ấm pha rượu gừng là được, nhưng tới những ngày vía Thần Tài nên cầu kì hơn một chút là dùng nước ngũ vị hương có Hồi khô, quế khô là 2 vị cố định còn lại dùng gừng, xả, hương nhu, đinh hương, xuyên tâm liên, gỗ vang, gỗ bạch đàn, lá nếp, lá bưởi... tùy thổ nhưỡng vùng miền địa phương mà ta vận dụng.

Sau khi tắm rửa cho các tượng thần, gia chủ đừng quên dùng khăn khô lau sạch nước rồi mới đặt lên ban thờ, tránh để tượng thần còn ướt nước đã vội cúng cầu là không tốt, bạc lộc.

Ngoài ra, không chỉ tượng thần, ban thờ phải lau dọn, những đồ thờ cúng phong thủy khác cũng nên được lau dọn sạch sẽ thường xuyên, tốt nhất là dọn rửa mỗi tuần, mỗi tháng và dọn vào những ngày cuối tháng âm lịch, ngày 13 hoặc 14, ngày 22 hoặc 23 chứ đừng chờ đến dịp thờ cúng lớn hay cả tháng lau dọn có mỗi ngày cuối tháng.

Phong thủy có nguyên tắc sạch sẽ để lưu chuyển cát khí nên những đồ đặt lên ban thờ tránh để bám bụi lâu ngày, đây là điều đại kiêng kỵ.

Khu vực tài vị bài trí lộn xộn

Không giống như việc sắp xếp đồ đạc trong nhà, cứ hợp lý, thuận tiện là được, việc thờ cúng có những quy tắc riêng. Gia chủ khi bài trí ban thờ Thần Tài cần phải lưu ý đến thứ tự các đồ thờ cúng trên ban thờ, không được xếp đặt tùy tiện, xuề xòa quá mức.

Thờ cúng thể hiện lòng thành tâm, nếu đã không đủ thành tâm tín ngưỡng thì tốt nhất chớ nên thờ cúng. Còn khi đã thờ cúng, chớ nên để mình phạm phải điều cấm kỵ.

Chính giữa ban thờ Thần Tài là bát nhang. Gia chủ nên nhớ vị trí đặt các tượng Thần Tài chuẩn xác trên ban thờ dựa theo đặc tính các vị Thần. Nếu bàn thờ không nhìn thẳng ra cửa thì phải đặt tượng ngài Thổ Địa phúc đức chính thần (dân gian hay gọi ông Địa) nhìn ra ngã ba, ngã tư chiêu vời tài khí đến. Ngài Kim bạch phúc đức Tài thần (dân gian hay gọi là ông Tài) nếu đặt ở vị trí bên phải mặt tiền nhìn ngang nhà, nhìn xoay sang bên trái nhà thì cũng bài trí theo quy định trên.

Khi bàn thờ nhìn thẳng ra cửa chính thì ngài Thổ địa mới đặt bên tay trái người thắp hương, ngài Tài thần đặt bên tay phải người thắp hương. Vị trí của các vị Phúc đức linh thần này cần chuẩn xác không nên hoán đổi cho nhau, có thế thì bình an, tài lộc mới thuận lợi đến với gia chủ hơn.

Với ban Tam Tài sẽ có 3 tượng thì tượng ngài thiên thần tài - dân gian gọi là Thần phát sẽ ở chính giữa 2 tượng còn lại bày 2 bên.

Tại ban Tam Tài đã có 3 tượng nên đại kỵ bày thêm tượng di lặc tài thần vì sẽ thành Tứ tượng tử khí theo quan niệm tâm linh.

Đặt ban thờ gần những nơi không sạch sẽ

Trong việc thờ cúng, một trong những điều đặc biệt cần lưu ý chính là đặt ban thờ ở nơi sạch sẽ. Nếu gia chủ không để tâm mà đặt ban thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp hay nơi phơi đồ… dễ không được tài lộc như ý.

Gia chủ cũng chớ quên một trong những điều kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài chính là giữ cho ban thờ được sạch sẽ. Lưu ý không đặt thùng rác hay đồ đạc lộn xộn, bừa bãi gần ban thờ, đó là điều cấm kỵ trong bất cứ việc thờ cúng nào.

Dùng đèn nháy hay bóng đèn điện thay cho đèn dầu, nến khi thắp hương

photo-1-1675054562159181077063.jpg

Thời đại thay đổi, có nhiều đồ thờ cúng cũng được thay đổi cho phù hợp với thời đại, nhưng có điều kiêng kỵ mà gia chủ cần phải biết trong ngày cúng vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, đó là dùng đèn nháy, đèn điện thay cho nến hay đèn dầu.

Người ta cho rằng, dùng bóng đèn điện thì phải để 2 cây đèn 2 bên và đẩy xa ra ngoài mặt tiền bàn thờ tuân theo nguyên tắc ngoại dương, nội âm vì bóng đèn điện hay đèn nháy quá gần tượng thờ và bát hương có thể sinh ra những trường khí không tốt, ảnh hưởng đến việc thờ cúng và sự linh thiêng của bề trên nên cần phải lưu ý.

Đại kỵ thỉnh Thần nhập tượng hay thỉnh Thần nhập cốt bát hương đúng ngày vía của Thần

Có thể bạn không biết rằng trong những điều kiêng kỵ ngày vía Thần Tài, có 1 điều chính là trong đúng ngày này không nên thỉnh Thần nhập tượng Thần hay thỉnh Thần nhập cốt bát hương.

Theo tâm linh cho rằng, làm như thế sẽ khiến cho việc làm ăn kém bề suôn sẻ, may mắn đâu không thấy mà có khi còn gặp phải xui xẻo, tai họa bất ngờ.

Phải luôn ghi nhớ thực hiện làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài

Sau khi cúng Thần Tài, còn cần phải làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài thì mới đủ lệ bộ, đủ điều kiện để đón tài lộc trong năm mới.

Theo quan niệm dân gian, sau khi tiếp nhận Thần Tài, gia chủ thường sẽ đi bộ về phía sau nhà khoảng 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân. Điều này tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.

Không hiểu rõ về nghi lễ cúng Thần Tài mà bỏ qua nghi lễ này là Thần Tài trong năm mới vẫn chưa được đón về nhà, may mắn tài lộc cũng không được suôn sẻ.

Trang phục quần áo của người đứng cúng thiếu nghiêm túc, chỉnh tề

Trong bất cứ lễ thờ cúng nào, người làm lễ cũng đều phải giữ tâm thành kính và sửa soạn trang phục nghiêm chỉnh, sạch sẽ, gọn gàng. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với thánh thần. Nếu không làm được thì chính là phạm đại kỵ.

Gia chủ tuyệt đối không được mặc đồ rách rưới khi cúng lễ, trang phục xuề xòa, luộm thuộm cũng không nên. Quần áo đẹp hay không còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình, nhưng nên chọn trang phục tươm tất nhất khi làm lễ.

Những trang phục hở hang, thiếu vải tuyệt đối không được xuất hiện trước mặt các vị Thần khi cúng lễ.

Đại kỵ nói tục chửi bậy, đánh cãi nhau trong ngày cúng vía Thần Tài

Thờ cúng tốt ở lòng thành kính, nếu tâm không thành thì có cúng cầu thế nào cũng chẳng linh nghiệm, không được thần Phật chứng giám. Trong ngày làm lễ cúng vía Thần Tài, gia chủ nên lưu ý chớ nên sinh sự, gây chuyện cãi vã, đánh chửi, mắng mỏ nhau, gia đạo bất an thì thần linh quở phạt.

Trong khi làm lễ, trước và sau khi cúng lễ không được nói lời thô tục, chửi mắng người khác, kẻo thần Phật mất lòng mà trách phạt, khiến cho việc làm ăn thất bát, tài lộc không thấy vào mà chỉ thấy đi.

Đem lộc cúng vía Thần Tài cho người không cùng huyết thống

Nhiều nhà có thói quen sau khi thắp hương cúng lễ xong xuôi sẽ chia lộc, tán lộc cho người khác. Bình thường làm vậy không sao tuy nhiên riêng vào ngày vía của các Thần Tài thì không nên đem lộc cúng cho người không cùng huyết thống.

Tán lộc cho người ngoài vào những ngày này lại là một trong những điều cấm kỵ. Người ta cho rằng, nếu lộc trong ngày này mà chia cho người ngoài, tức không phải người thân của mình thì lộc sẽ đi hết ra ngoài.

Muối gạo sau khi cúng lễ sẽ được gia chủ cất đi, còn nước thì đứng hắt từ ngoài vào trong nhà mình, ngụ ý lộc tài chỉ đi vào nhà chứ không đi ra, giữ nguyên tài lộc cho gia đình.

Với lễ cúng Thần Tài, gia chủ thường hay sửa lễ gồm có 1 lọ hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn quay, 1 đĩa trái cây gồm ngũ quả, rượu thuốc và 1 bộ giấy tiền vàng mã.

Người không làm kinh doanh thì có thể chọn làm lễ cúng vía Thần Tài ở nhà hay đình chùa đều được. Thổ Địa thờ tại nhà còn được coi là Thần Tài nên điều này không có gì phạm kị. Song với những người làm ăn buôn bán thì tốt nhất nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ chớ nên làm ở đình chùa.

Khi làm lễ ở nhà riêng, mâm cỗ cúng có thể đặt trong nhà, cũng có thể đặt trước cửa, ngoài sân hay ban công nhà.

Nhiều người quan niệm để mâm cúng ngoài sân, ngoài cửa dễ có vong lang thang, cô hồn, chúng sinh ngoài đường vào thụ lễ gia chủ nên chọn đặt mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài ở trong nhà, mong tài lộc sẽ thuận lợi đến với mình hơn.

* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022