Khó để phủ nhận, ngành công nghiệp thời trang là một viễn cảnh xoa hoa, lộng lẫy, đủ kiểu nhào nhoáng cùng bầu không khí hối hả bao trùm. Nhưng tất cả, chỉ là "bề nổi của một tảng băng chìm". Phía sau hào quang mà người ngoài được phép chứng kiến là sự khắc nghiệp và áp lực đến mức kinh hãi. Dẫn đến, việc lạm dụng chất kích thích, hay thuốc kê đơn xảy ra như "cơm bữa" mà không có bất kỳ sự phán xét nào.
Khi các người mẫu 'nhúng chàm'
Vào tháng 9/2022, truyền thông toàn cầu xôn xao với hình ảnh nữ siêu mẫu giàu nhất nước Anh - Cara Delevingne có hành vi không kiểm soát ngoài sân bay cùng một diện mạo nhếch nhác, lo lắng. Theo nguồn tin quốc tế, chân dài triệu đô đã sa lầy vào chất kích thích, tiệc tùng thâu đêm, sống phóng túng bỏ bê cả sự nghiệp khiến gia đình phải lo lắng. Tuy nhiên, người mẫu nước Anh đã dần hồi phục trạng thái tinh thần và cho biết bản thân từng muốn tự kết liễu khi nhìn thấy tình trạng trượt dốc của mình.
Nói đâu xa, người được xem là "Biểu tượng thời trang toàn cầu" - Kate Moss từng được đặc cách lên hẳn trang bìa của The Sun và Daily Mirror với hàng dài "chất trắng" trên bàn. Cô bị phát hiện sử dụng ma tuý 6 lần chỉ trong 40 phút. Khi 20 tuổi, Kate Moss chi đến hơn 320 triệu đồng cho rượu và ma tuý. Siêu mẫu người Anh bắt đầu trở nên hốc hác, thân tàn ma dại không khác Cara Delevingne mấy phần. Các nhãn hàng lớn đồng loạt "say no", truyền thông bắt đầu trù dập chân dài sinh năm 1974.
Tưởng chừng sự nghiệp sẽ trở thành một đống đổ nát, Kate Mosse "sống lại" sau scandal một cách ngoạn mục bằng cách cai nghiện. Cuối cùng, cô được tha thứ và trở về với vòng tay của làng thời trang.
Không phải ai cũng may mắn như Kate Moss hay Cara Delevingne, Paige Summers - một mẫu ảnh kiêm diễn viên phim "người lớn" đã lìa đời khi vừa 27 tuổi, một lượng lớn codeine lẫn oxycodone được tìm thấy trong thi thể cô. Codeine được xem là một dẫn xuất của thuốc phiện dùng để giảm đau, bị cấm vì rất nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.
Trường hợp của Elisa Bridges cũng không ngoại lệ, cô nàng là một trong những người mẫu Mỹ nóng bỏng nhất của Tạp chí Playboy ở thời điểm năm 2000. Chân dài này được phát hiện "đăng xuất" trong tình trạng sử dụng thuốc quá liều và ngộ độc heroin, methamphetamine, meperidine và alprazolam.
Theo tờ The New York Times vào năm 2005, George Cortina - một nhà tạo mẫu từng lột tả việc sự dụng ma tuý của những kẻ đang cống hiến cho giới mộ điệu rằng: “Nếu bạn không nhìn thấy nó (chất cấm) ở mọi nơi trong thời trang, thì bạn đang bịt mắt”.
Heroin Chic - Quy chuẩn vô đạo đức
Heroin Chic là một thể loại thẩm mỹ, bắt nguồn từ những năm 1980, và bắt đầu trỗi dậy vào đầu những năm 1990 nhưng nhanh chóng lụi tàn vì độc hại. Đặc trưng của kiểu hình mẫu này là những người mẫu hốc hách, thâm quầng, gầy trơ xương cùng làn da như "thiếu máu". Xu hướng này được tôn vinh bởi các nhiếp ảnh gia và giới thời trang.
Đối với báo chí quốc tế thời điểm năm 1990, Heroin Chic xứng đáng bị lên án vì cổ suý cho vẻ đẹp không lành mạnh. Thậm chí, xu hướng này còn bị tờ U.S. News and World Report gọi là"xu thế vô đạo đức".
Mặc kệ dư luận kỳ thị, các nhà thiết kế hay giám đốc sáng tạo vẫn đặt quy chuẩn tạng người Heroin Chic lên hàng đầu trong tiêu chí tìm kiếm hợp tác của mình, chỉ vì cho rằng những chân dài "còi xương" mới có thể tôn vinh được trang phục của họ trên sàn diễn. Dàn người mẫu bắt đầu sa lầy vào trào lưu sử dụng ma tuý để giữ được vóc dáng, khắc chế cơn thèm ăn và luôn đạt được đỉnh cao của sự tỉnh táo dù bên trong đã kiệt quê hoàn toàn trong những sự kiện lớn như Tuần lễ thời trang.
Vì tính chất công việc, vấn nạn lạm dụng cocaine trước giờ diễn được bình thường thường hóa và hầu như không ai để tâm đến việc này. Vì thứ chất kích thích này được xem đóng vai trò quan trọng phía sau bức màn sân khấu, nó khiến cho người sử dụng trở nên hưng phấn, dũng cảm và tự tin hơn hẳn khi đối diện với hàng trăm ánh mắt.
Ma tuý đá được xem là "thuốc tiên" giữ dáng của nhiều người mẫu.Thời điểm thịnh hành của Heroin Chic tồn tại không quá lâu nhờ vào sự miệt thị của toàn cầu sau cái chết của một nhiếp ảnh gia tên Davide Sorrenti. Anh chàng là người ủng hộ xu thế "bạch phiến" một cách kịch liệt và cuối cùng ra đi trong tình trạng sử dụng thuốc quá liều khi vừa 20 tuổi.
Cùng năm, Cựu Tổng thống Bill Clinton cáo buộc xu hướng Heroin Chic là sự phá hoại chứ không phải sáng tạo: "Đây không phải là về nghệ thuật, đó là về sự sống và cái chết. Và tôn vinh cái chết là không tốt cho bất kỳ xã hội nào". Cuối cùng, thời của Heroin Chic cũng lụi tàn khi bị những nhân vật cộm cán của làng thời trang quay lưng. Bằng chứng là, trung tâm cai nghiện đã tiếp nhận một lượng lớn người muốn cai nghiện, trong đó có nhiều người mẫu nổi tiếng lẫn các ngôi sao hàng đầu.
Kết, giới thời trang trong quá khứ lẫn hiện tại nên tự nhìn nhận về vẻ đẹp mà họ muốn phụ nữ hướng tới đã bắt bao nhiêu cô gái phải trả cái giá đắt như nào?
Xem thêm: Thủy Tiên được coi là 'truyền nhân' của Phạm Hương tại truyền hình thực tế: Đều mặc xấu như nhau