Hai tháng qua, N. (17 tuổi, Trung Quốc) thường xuyên ho và khó thở nên gia đình đã đưa cô đến Khoa Hô hấp của bệnh viện để kiểm tra. CT phổi cho thấy nhiều bóng mờ mật độ cao ở cả hai phổi và khả năng mắc bệnh lao đã được xem xét vào thời điểm đó. Sau khi điều trị bằng thuốc, các triệu chứng hô hấp của N. không thuyên giảm, tổn thương ở phổi cũng không thấy cải thiện.
Vì vậy, N. được chuyển Khoa Lao. Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ tìm thấy một khối u ở tuyến giáp của cô bé có kích thước khoảng 3×2cm. Bác sĩ hỏi về bệnh sử, mẹ của N. cho biết cô bé được phát hiện có nốt tuyến giáp khi khám sức khỏe cách đây 3 năm nhưng mẹ N. nghĩ rằng nhiều người cũng có nốt tuyến giáp mà vẫn khỏe mạnh nên không tiến hành kiểm tra thêm cho con gái.
Ảnh minh họa
Nghe đến đây, bác sĩ ngay lập tức sắp xếp kiểm tra siêu âm tuyến giáp, kết quả cho thấy các nốt tuyến giáp của N. có khả năng là ác tính. Sau khi hội chẩn với bác sĩ nội tiết, người ta tiến hành sinh thiết, kết quả cho thấy đó là ung thư tuyến giáp dạng nhú. Ung thư cũng di căn phổi nên gây ra tình trạng ho, khó thở của cô bé.
Để điều trị, N. phải phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và được điều trị bằng iod phóng xạ (I-131) sau phẫu thuật. Hiện tại, tình trạng của N. đã ổn định, các triệu chứng về hô hấp như ho, khó thở đã thuyên giảm đáng kể.
Theo BS CKI Đoàn Thị Hồng Liên, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, bệnh tuyến giáp là thuật ngữ chung chỉ những rối loạn hormone do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít. Khi hormone không tiết đủ để duy trì nhịp độ chuyển hóa bình thường của cơ thể, dẫn tới suy giáp. Ngược lại, sản xuất quá nhiều hormone, tốc độ chuyển hóa tăng bất thường, dẫn đến bệnh cường giáp. Một số bệnh khác có thể không liên quan đến quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp như bướu giáp (nhân giáp), ung thư tuyến giáp.
Tôi đã sinh con thì có cần tiêm HPV không? BS sản khoa nói thế này mà không tin thì chị em chỉ có thiệt!
Trong đó, tỷ lệ mắc mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ cao gấp 5-8 lần so với bệnh tuyến giáp ở nam giới độ tuổi từ 18-65 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Các bệnh tuyến giáp thường gặp nhất bao gồm: nhân tuyến giáp, bệnh về rối loạn hormone tuyến giáp (suy giáp hoặc cường giáp) và ung thư tuyến giáp.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh tuyến giáp, ngoài các nguyên nhân do bệnh lý (như viêm tuyến giáp, rối loạn tuyến yên, bệnh Basedow...), yếu tố di truyền và lối sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây rối loạn tuyến giáp, dẫn đến bệnh tuyến giáp:
- Ăn thiếu hoặc thừa iod.
- Hút thuốc lá: chứa các chất ảnh hưởng đến tuyến giáp, gây viêm nhiễm, cản trở quá trình hấp thụ iod cũng như sản xuất hormone.
- Căng thẳng.
- Chấn thương tuyến giáp.
- Từng sử dụng 1 lượng lớn thuốc lithium và iod.
Để phòng tránh mắc bệnh tuyến giáp, BS Liên nhắc nhờ người dân cần làm 5 việc để tránh.
- Lên thực đơn với chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng thực phẩm. Đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh hoặc các loại trái cây để cân bằng hormone tuyến giáp.
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chống lại mọi bệnh tật cũng như các bệnh lý tuyến giáp.
- Thực hiện lối sống khoa học, ngủ sớm, đúng giờ, không thức khuya. Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích hay ăn loại đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ.
- Phụ nữ mang thai nên nên bổ sung iod để phòng ngừa nguy cơ biến chứng cũng như giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
- Ngoài ra, cách tốt để ngăn ngừa các bệnh lý tuyến giáp đó là đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm, có biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm sau này. Nếu thấy có những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp thì nên đi khám càng sớm càng tốt.