GĐXH - Việc ngâm chân tưởng như là việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày, ai cũng có thể làm, nhưng thực tế không phải vậy.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Ảnh minh họa
Người bệnh viêm họng không nên ăn những thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên… vì gây kích thích niêm mạc họng, khiến tình trạng sưng viêm, đau rát trở nên nặng nề hơn.
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vừa làm tăng về lượng vừa tăng độ quánh nhớt của chất nhờn do viêm họng, ứ đọng nhiều đờm đặc trong cổ họng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu.
Các món cay nóng
Khi bị viêm họng, niêm mạc họng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu ăn các món ăn cay nóng thì niêm mạc sẽ bị phù nề, sưng tấy, khiến tình trạng viêm họng càng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy khi chế biến nên hạn chế các gia vị có tính nóng như ớt, gừng, tiêu, giềng, sả… trong các món ăn cho người bị viêm họng.
Các món ăn lạnh
Họng là vị trí của ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của đường dẫn không khí vào phổi, dẫn thức ăn và nước uống qua thực quản xuống dạ dày. Vì vậy, họng là nơi rất thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập cơ thể để gây bệnh, đặc biệt là viêm họng cấp. Nếu liên tục ăn uống đồ lạnh trong thời gian dài, có thể làm nhiệt độ trong họng giảm thấp, dễ khiến người bệnh gặp nguy cơ bỏng lạnh, vòm họng xuất hiện nhiều chất dịch nhầy, kích thích ho.
Thực phẩm khô, cứng
Ảnh minh họa
Triệu chứng điển hình ở người bị viêm họng là vòm họng sưng, tấy đỏ và đau rát khi nuốt, chính vì vậy, người bệnh không nên ăn các thực phẩm khô cứng, giòn để tránh sự va chạm của thức ăn lên vùng tổn thương. Sự cọ xát của các loại đồ ăn cứng còn là nguyên nhân làm trầm trọng các vết sưng tấy, khiến tình trạng viêm họng lâu lành.
Vì vậy, khi bị viêm họng, người bệnh nên chọn các đồ ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp… Thức ăn và đồ uống ấm cũng có thể giúp cổ họng dễ chịu hơn.
Thực phẩm có vị chua
Khi bị viêm họng, để tránh tình trạng bệnh dai dẳng kéo dài, người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vị chua như chanh, quất, me, đồ muối chua…
Nguyên nhân là do lượng axit dồi dào trong các loại thực phẩm này có thể khiến niêm mạc họng bị kích thích và ăn mòn. Từ đó làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng đau rát họng, ho và khàn tiếng.
Đồ uống có cồn và chất kích thích
Người bị viêm họng cần tránh uống rượu bia và các loại đồ uống có chứa cồn, đồ uống có chứa chất kích thích như caffe. Nguyên nhân là do ethanol và caffeine có trong các loại thức uống này rất dễ khiến cơ thể bị mất nước, tăng thân nhiệt. Đồng thời còn gây kích ứng niêm mạc hô hấp, làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng đau rát cổ họng, ho, ứ đờm, khàn tiếng…
Cần loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày và thay thế bằng các loại thức uống lành mạnh hơn như nước lọc, nước ép, sinh tố trái cây.
Những thực phẩm nên ăn khi bị viêm họng
Nhìn chung, thức ăn mềm và dễ nuốt sẽ tốt cho cho những ai khi bị viêm họng, bởi nó hạn chế tình trạng kích ứng cổ họng. Thức ăn và đồ uống ấm, nguội cũng sẽ giúp làm dịu cổ họng như các món súp mềm, rau củ luộc hấp mềm, sinh tố trái cây...
Một số thực phẩm có tính kháng viêm như gừng, nghệ, đinh hương, mật ong… có thể được đưa vào món ăn để giúp nhanh đẩy lùi viêm họng; Thực phẩm giàu kẽm như gan động vật, hàu, thịt bò… giúp cải thiện chức năng đề kháng; Thực phẩm giàu Vitamin C nhưng không quá giàu axit như súp lơ xanh, lựu, thanh long; Thực phẩm giàu protein như trứng, thịt…
Ngoài ra người bệnh nên tăng cường súc miệng nước muối sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm họng và đau rát họng.
GĐXH - Dây rốn thắt nút sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai, dẫn tới thai nhi bị thiếu oxy...