Tôi vốn không phải kiểu người dễ bị ám ảnh bởi các loại thực phẩm chức năng. Nhưng từ sau khi mẹ tôi đi khám sức khoẻ và được bác sĩ khuyên nên bổ sung omega-3 để hỗ trợ cải thiện tim mạch và trí nhớ, tôi bắt đầu tò mò.
Bước qua tuổi 40, tôi nghĩ cũng đã đến lúc mình cần "chăm chút" cho trí nhớ của mình hơn rồi.
Nghĩ rằng là TPCN thì uống lúc nào cũng được, nên tôi "bỏ qua" khâu tham vấn bác sĩ và quyết định uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Nhưng đôi khi vì bận công việc, lại chưa tập trung nên tôi cũng thường quên và uống bù vào ngay sáng hôm sau. Thói quen của tôi lúc đó là "Uống khi nào thấy tiện".
Việt Nam có 1 loại lá ăn thì cay nhưng lại giàu omega-3, giúp ổn định mỡ máu, chống tia UV như kem chống nắng tự nhiên
Và thế là tôi uống dù không ăn gì trước đó, chưa kịp nhai một lát bánh mì hay húp thìa cháo nào. Trong đầu tôi chỉ nghĩ đơn giản: Omega-3 là dầu cá, mà dầu cá thì lành tính, càng uống sớm càng tốt.
Không ngờ, đó là khởi đầu của chuỗi sự kiện... không được êm đềm cho lắm.
1. Cái bụng phản đối đầu tiên
Khoảng 15 phút sau, khi tôi đang gõ dở cái email, một cảm giác lợm lợm trào lên từ dạ dày. Kiểu như ai đó vừa nhỏ mấy giọt dầu mỡ lên một chiếc khăn khô và vặn vẹo cho ngấm đều – dạ dày tôi chính là chiếc khăn đó.
Tôi nhăn mặt. Mùi tanh thoang thoảng ở cổ họng. "Trời ơi, cái vị đặc trưng của dầu cá!", tôi thoáng nghĩ.
Lát sau, tôi thực sự buồn nôn. Không nghiêm trọng đến mức phải chạy vào nhà vệ sinh, nhưng cũng đủ khiến tôi không còn thiết tha gì bữa sáng nữa.
Cảm giác đó rồi cũng qua đi, tôi chỉ nghĩ là do mình không ăn sáng chứ không hề nghĩ liên quan đến dầu cá. Thế là những hôm sau tôi đều uống thuốc lúc ngủ dậy, và sau đó thì ăn sáng ở nhà hoặc là đến công ty mới ăn. Cảm giác khó chịu như trước không còn nên tôi càng yên tâm.

2. Sự thật được tiết lộ khi đi tái khám
Một tháng sau, trong lần khám sức khoẻ định kỳ ở công ty, tôi được bác sĩ hỏi có đang bổ sung gì không. Tôi khoe ngay là đang uống omega-3 mỗi sáng. Ông ấy nhướn mày: "Uống lúc nào? Lúc chưa ăn gì?"
Tôi gật đầu.
Ông bác sĩ bật cười, nhưng không kiểu cười châm biếm - mà là cười kiểu "à, lại thêm một người nữa".
"Thế thì... chắc lượng hấp thụ chỉ bằng phân nửa, có khi còn ít hơn", BS nói.
Câu nói khiến tôi dừng lại. Tôi tưởng omega-3 là siêu chất, uống vào là vào máu, đi khắp cơ thể, làm da bóng tóc mượt, não thông tim khoẻ...
"Thật ra, omega-3 là chất tan trong dầu. Muốn cơ thể hấp thụ tốt, phải uống kèm bữa ăn có chất béo. Nếu uống lúc đói, dạ dày không tiết đủ dịch vị và enzym tiêu hoá chất béo. Nói cách khác, viên dầu cá sẽ... trôi qua gần như vô nghĩa", ông giải thích.
Tôi sững người. Một tháng trời uống nghiêm túc, không sót ngày nào, mà toàn uống vào cái lúc bụng trống rỗng, giờ phát hiện ra công sức gần như đổ sông đổ biển.
Dầu cá là một trong những chất bổ sung omega-3 phổ biến nhất. Về mặt kỹ thuật, bạn có thể dùng bất kỳ thời điểm nào phù hợp nhất với mình miễn là dùng cùng với bữa ăn. Omega-3 EPA và DHA có trong dầu cá là chất béo và chúng sẽ được hấp thụ tốt hơn nhiều nếu có các chất béo khác. Nếu uống omega-3 khi bụng đói, chúng có thể sẽ không được hấp thụ tốt.

3. Quyết định thử lại, lần này làm đúng
Từ hôm đó, tôi chuyển "chiến thuật", không uống lúc sáng sớm nữa mà chọn vào bữa trưa. Khi ăn được vài miếng cơm, tôi lấy viên omega-3 ra uống.
Không có cảm giác buồn nôn. Không bị ợ tanh. Tôi cũng bắt đầu cảm thấy mình tỉnh táo hơn vào buổi chiều, đỡ hay quên vặt như trước. Không biết có phải hiệu ứng tâm lý không, nhưng tôi cảm nhận rõ sự khác biệt.
Tôi đọc thêm một chút và phát hiện ra omega-3 không chỉ cần ăn cùng chất béo, mà còn cần một hệ tiêu hoá khỏe mạnh để xử lý lipid. Nếu không, phần lớn lượng axit béo quý giá đó sẽ bị đào thải trước khi kịp phát huy tác dụng.
Câu chuyện của tôi không phải để dọa ai. Omega-3 rất tốt nếu bạn uống đúng cách. Uống lúc đói không làm bạn chết, nhưng cũng chẳng giúp bạn sống khoẻ hơn.
Vậy nên, nếu bạn đang có viên dầu cá trong ngăn tủ - đừng vội nuốt nó lúc bụng lép kẹp. Hãy để nó đi cùng một bữa ăn ngon lành, có chút chất béo. Đó không chỉ là cách để cơ thể hấp thụ tốt hơn, mà còn là cách bạn tôn trọng đồng tiền đã bỏ ra... và cả dạ dày tội nghiệp của mình.

Omega 3 là một axit béo không no thiết yếu cho cơ thể. Mọi người cần bổ sung Omega 3 vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp và tạo ra Omega 3 được. Omega 3 gồm 3 loại chủ yếu là EPA, DHA, DPA.
Omega-3 là một nhóm axit béo không no thiết yếu, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của omega-3:
1. Tốt cho tim mạch: Giảm triglyceride (mỡ máu), giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch; Hạ huyết áp ở người cao huyết áp nhẹ; Giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim; Ngăn ngừa rối loạn nhịp tim.
2. Hỗ trợ não bộ và thần kinh: Cần thiết cho sự phát triển trí não ở trẻ em và bà mẹ mang thai; Giảm nguy cơ trầm cảm, lo âu và các rối loạn tâm thần khác; Hỗ trợ cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ (Alzheimer).
3. Chống viêm, giảm đau khớp: Giảm viêm trong các bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm ruột; Hỗ trợ giảm đau và cứng khớp ở người bệnh xương khớp.
4. Tốt cho mắt: Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng (AMD), bảo vệ thị lực; Giảm nguy cơ khô mắt, đặc biệt ở người dùng máy tính nhiều.
5. Hỗ trợ giảm cân và trao đổi chất: Tăng cường đốt mỡ, giảm tích tụ mỡ nội tạng; Cải thiện độ nhạy insulin, giảm nguy cơ tiểu đường type 2.
6. Tăng cường miễn dịch và làm đẹp da: Giảm mụn trứng cá, viêm da; Duy trì độ ẩm, giảm lão hóa da;
7. Hỗ trợ giấc ngủ và tâm trạng: Cải thiện chất lượng giấc ngủ nhờ tăng melatonin; Giảm triệu chứng ADHD (tăng động giảm chú ý) ở trẻ em.
Nguồn bổ sung Omega-3 tốt nhất:
Cá béo: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi.
Thực vật: Hạt chia, hạt lanh, quả óc chó, dầu hạt cải.
Thực phẩm chức năng: Dầu cá, viên uống omega-3 (EPA & DHA).