GiadinhNet - Viêm lỗ chân lông nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng sâu thành viêm mô tế bào, để lại sẹo, nếu ở da đầu có thể gây rụng tóc vĩnh viễn.
Theo các chuyên gia y tế, ung thư đại trực tràng ở người bệnh trẻ tuổi thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn hơn và có tiên lượng xấu hơn so với nhóm người bệnh lớn tuổi. Vừa qua, các BV Bạch Mai đã điều trị cho một bệnh nhi mắc ung thư đại tràng rất hiếm gặp ở tuổi 15.
Cụ thể, bệnh nhân N.X.N. (15 tuổi) vào viện khám vì đau bụng. Trước đó, bé chưa phát hiện một dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, khi tiến hành nội soi đại trực tràng, các bác sĩ phát hiện ngay dưới hậu môn nhân tạo có khối sùi loét chiếm gần hết chu vi, phần đại trực tràng còn lại không thấy tổn thương.
Sau 10 ngày, bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái và vét hạch. Giải phẫu bệnh sau mổ là ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa xâm lấn tới thanh mạc. Chẩn đoán xác định bệnh nhi bị ung thư đại tràng trái.
Ảnh minh họa
Các bác sĩ cho biết, hiện nay, theo các khuyến cáo trên thế giới, mốc bắt đầu sàng lọc ung thư đại trực tràng thường được khuyến cáo ở tuổi 45. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng có xu hướng ngày càng trẻ hóa, không chỉ gặp ở lứa tuổi trung niên mà có thể gặp ở cả thanh thiếu niên.
Các bác sĩ khuyến cáo, với những đối tượng nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng, mắc các hội chứng di truyền liên quan đến ung thư đại trực tràng như hội chứng Lynch, hội chứng đa polyp tuyến gia đình,… hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ như đi ngoài phân nhầy máu, thay đổi thói quen đại tiện, đau bụng kéo dài, những người bệnh này nên đi khám sàng lọc bệnh sớm.
6 dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng, cần được thăm khám sớm:
Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn.
Đầy trướng bụng, chán ăn là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị.
Ảnh minh họa
Giảm cân bất thường
Cơ thể đột ngột sút cân mà không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
Các rối loạn liên quan bài tiết phân
Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài. Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài.
Phân mỏng, hẹp so với bình thường
Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.
Xuất hiện máu trong phân
Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.
Mệt mỏi và suy nhược
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
GiadinhNet - Trong số các loại quả thì bí đỏ được xếp đứng đầu về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axit hữu cơ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng bí đỏ có thể gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.