Ngày 8/8, bác sĩ Trần Vũ Hoàng Dương, trưởng khoa Sọ não cột sống 2, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, cho biết, khoảng một tuần trước khi nhập viện bệnh nhân đau lưng nhiều hơn, tê dần từ rốn xuống chân. Hai chân yếu dần, đi lại khó khăn, sau đó chân trái liệt hoàn toàn, sức cơ chân phải chỉ còn 1/5, đi tiểu khó.

Khám tại một bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán có khối u lớn trong tủy sống ngực chèn ép nặng tủy ngực, hẹn phẫu thuật sau một tuần nữa. Tuy nhiên về nhà anh bí tiểu hẳn, nhập viện Xuyên Á cấp cứu. Các bác sĩ thực hiện vi phẫu với sự hỗ trợ của máy mài cao tốc đã lấy u tủy cấp cứu cho bệnh nhân, bảo tồn tối đa cấu trúc xương của cột sống.

Hậu phẫu ngày thứ 4, sức cơ hai chân cải thiện, bên trái sức cơ đạt 3/5, bên phải sức cơ đạt 4/5, bệnh nhân đã có thể tập đi lại, tiểu tự chủ.

liet-chan-do-u-tuy-3683-1659955009.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fQ_sFhOYpxKEDCvcLFuq0g

Khối u trong tủy sống bệnh nhân trên ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI). Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Dương, khi đau lưng kéo dài không đáp ứng với điều trị giảm đau thông thường, đặc biệt là ở người trẻ, cần đi khám chuyên khoa thần kinh, cột sống nhằm tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý như u tủy, dị dạng mạch máu tủy (AVM), lao cột sống...

Tránh để bệnh lâu có thể gây tổn thương chức năng vận động (yếu tay chân, teo cơ, rối loạn đi tiểu), quá trình điều trị sẽ mất rất nhiều thời gian và tỷ lệ hồi phục thấp hơn. Như bệnh nhân trên, nếu chẩn đoán và điều trị u tủy sống muộn hơn có thể dẫn đến biến chứng liệt tứ chi khó hồi phục hoặc rối loạn hô hấp... do khối u chèn ép lên ống sống.

Thư Anh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022