picture10-1662359799761-1662359800768278838229.jpg

Thai tăng trưởng quá mức: Việc tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển quá mức. Do đó, mẹ tiểu đường thai kỳ con có thể nặng cân. Điều này khiến việc sinh nở có thể gặp các khó khăn như phải sinh mổ, sinh khó do kẹt vai, bé bị chấn thương khi sinh, … (Ảnh: Shutterstock)

picture20-1662359805994-1662359806100393407652.jpg

Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ đường huyết. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, dẫn đến tình trạng giảm tân tạo glucose từ gan. (Ảnh: Shutterstock)

picture30-1662359809484-1662359809561541441516.jpg

Sinh non: Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. (Ảnh: Shutterstock)

picture40-1662359812808-16623598128841616870097.jpg

Suy hô hấp: Trước đây, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Tiểu đường khiến trẻ ra đời sớm hơn dự kiến. Phổi chưa đủ thời gian để trưởng thành dẫn đến suy hô hấp khi sinh. (Ảnh: Shutterstock)

picture50-1662359816566-16623598166721249632029.jpg

Vàng da sơ sinh: Tình trạng tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, thường xảy ra ở những trẻ được sinh ra từ mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. (Ảnh: Shutterstock)

picture60-1662359821660-1662359821807157950606.jpg

Nguy cơ béo phì: Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ bị béo phì, bị đái tháo đường type 2 khi trưởng thành, rối loạn tâm thần – vận động. (Ảnh: Shutterstock)./.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022