Nắng nóng có thể gây tổn thương thận
Nắng nóng kéo dài có thể gây hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Trong những ngày vừa qua, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ liên tục xảy ra nắng nóng. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, bắt đầu từ ngày hôm nay (26/4), nắng nóng sẽ mở rộng ra khu vực miền Bắc và Bắc miền Trung. Trong những ngày tới, nắng nóng vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trên cả nước, có nơi trên 40 độ C.
Món nước được ví là "bảo bối" ngăn tia cực tím, nhả nắng siêu đỉnh, thêm chút mật ong sẽ nhân đôi công dụng
Nắng nóng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Nắng nóng có thể gây mất nước, kiệt sức do nhiệt, say nắng và làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính, thậm chí có thể gây tử vong.
Tiến sĩ Richard Johnson của Đại học Colorado (Mỹ), cho biết: “Có bằng chứng cho thấy các đợt nắng nóng kéo dài đã gia tăng đáng kể do biến đổi khí hậu. Trong thời tiết này, nguy cơ tổn thương thận sẽ càng tăng”.
Tổn thương thận vào mùa nắng nóng thường bắt nguồn từ việc mất nước. Khi cơ thể không đủ nước sẽ làm tăng nguy cơ suy thận cấp, hình thành sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.
7 điều cần làm để bảo vệ thận trong mùa nắng nóng
Đừng quên bảo vệ thận - cơ quan nắm giữ sinh mệnh con người (Ảnh minh họa)
Trả lời trên chuyên trang sức khỏe Health Shots, bác sĩ Deepak Kalra, Giám đốc Khoa Thận, Bệnh viện Fortis (Ấn Độ), cho biết để bảo vệ thận trong mùa nắng nóng, mọi người nên thực hiện những điều sau đây:
1. Hạn chế ra ngoài vào những thời điểm nóng nhất trong ngày (từ 12 - 16h chiều).
2. Nên mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
3. Bổ sung đủ nước cho cơ thể và chú ý tới các dấu hiệu mất nước để bổ sung nước kịp thời. Các dấu hiệu mất nước bao gồm khô miệng, khô cổ họng, lượng nước tiểu giảm hoặc nước tiểu có màu sẫm, mệt mỏi tăng dần, chuột rút, chóng mặt, nhịp tim nhanh. Đối với những người tập luyện cường độ cao hoặc tập luyện trong thời gian dài, ngoài nước lọc thông thường có thể bổ sung thêm đồ uống thể thao trước, trong và sau khi tập.
4. Tăng cường ăn các loại trái cây và rau củ có nhiều nước như dưa hấu, đào, dâu tây, cherry, dưa chuột và rau diếp. Các loại thực phẩm này không chỉ bổ sung nước mà còn bổ sung những khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
5. Hạn chế tối đa đồ uống có ga, đồ uống có cồn hoặc đồ uống có hàm lượng caffeine cao bởi các loại đồ uống này có thể gây mất nước.
6. Giảm ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp do các loại thực phẩm này thường có nhiều muối, có thể làm tăng nguy cơ gây mất nước.
7. Kiểm soát huyết áp thật tốt.