Pink Sauce, hay còn được gọi là nước sốt hồng, gần đây đã gây ra nhiều tranh cãi liên quan đến an toàn thực phẩm, đặc biệt là về các sản phẩm do những doanh nghiệp nhỏ sản xuất.

Mọi chuyện bắt đầu từ Carly Pii, một nữ đầu bếp 29 tuổi sống tại Miami, người đã lan truyền trên nền tảng mạng xã hội các video quay cảnh chấm những miếng gà rán vào một bát sốt có màu hồng tươi. Kể từ khi được chia sẻ vào ngày 11/6, video hiện đã nhận được hơn 800 nghìn lượt xem và thúc đẩy cô gái trẻ quảng bá loại nước sốt tự pha chế đầy độc đáo này. Trang TikTok của cô hiện đã nhận được hơn 80 nghìn lượt theo dõi và 3 triệu lượt like.

pink-sauce-1-16590757910821069517793.jpg

Nữ đầu bếp 29 tuổi chia sẻ trên TikTok: “Thành thật mà nói, nó có vị riêng. Nếu bạn muốn thử, hãy mua nó”.

Trong những tuần tiếp theo, loại nước sốt của nữ đầu bếp đã phải nhận khá nhiều lời chỉ trích. Nhãn hiệu Pink Sauce trở thành chủ đề bàn tán “hot” hơn bao giờ hết khi có sự nhầm lẫn và không rõ ràng trên nhãn mác sản phẩm. Nhiều người dùng cũng phàn nàn về các vấn đề khác, từ việc chai bị phồng hoặc thậm chí phát nổ cho đến thay đổi về màu sắc và kết cấu khi được vận chuyển đến nơi.

Nước sốt hồng thực sự là gì?

pink-sauce-1bafd5d5b82448938737d6898ac3e66b-16590758735155353868.jpg

Tuy chỉ là một loại nước sốt màu hồng tự pha chế, Pink Sauce lại chiếm được trái tim của không ít người.

Pink Sauce, được trang web của hãng quảng cáo là “loại nước chấm khét tiếng mà mọi người đều say mê”, sở hữu màu hồng độc đáo. Trên nhãn sản phẩm này có ghi chúng được làm từ thanh long, dầu hạt hoa hướng dương, ớt, tỏi, mật ong, giấm chưng cất, muối hồng Himalaya, gia vị khô, nước chanh, sữa và axit citric.

  • 8 thực phẩm tốt ngang sữa rửa mặt, phụ nữ ăn đều vừa sạch da vừa dưỡng căng bóng

Mùi vị của nước sốt hồng cũng khá khó tả. Một người dùng TikTok chia sẻ: “Nó hơi nồng, có một chút mặn, vị của nó gần giống sốt ranch. Tất cả điều đó được kết hợp với nhau tạo thành một”.

Nước sốt hồng liệu có ảnh hưởng tới sức khỏe?

pink-sauce-lifestyle-16590760229602132385098.jpg

Nước sốt hồng được quảng cáo làm từ các thành phần hoàn toàn tự nhiên như thanh long, mật ong, ớt, tỏi và dầu hạt hướng dương.

Trong một video đăng tải trên TikTok, nữ đầu bếp cho biết: “Pink Sauce không có tác dụng cải thiện sức khỏe”. Do đó, nước sốt hồng này không cần được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm tra vì chúng không phải là sản phẩm y tế. Tuy nhiên, các chuyên gia an toàn thực phẩm lại có ý kiến hoàn toàn ngược lại: Chúng không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể tác động tiêu cực tới cơ thể.

Benjamin Chapman, tiến sĩ kiêm chuyên gia về an toàn thực phẩm tại Đại học Bang North Carolina cho biết, khi những thực phẩm sở hữu nồng độ axit thấp như tỏi sống hoặc thanh long được ngâm trong hàm lượng dầu cao, chúng rất dễ tạo ra một sản phẩm có thể gây ngộ độc Botulism.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), người nhiễm độc thường tiêu thụ các loại thực phẩm đóng hộp, bảo quản hoặc lên men không đúng cách. Vấn đề sức khỏe này hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Các chuyên gia về an toàn thực phẩm cũng cảm thấy vô cùng lo ngại về độ pH trong sản phẩm này. Theo Donald Schaffner, tiến sĩ kiêm chuyên gia về vi sinh vật và nhiễm khuẩn chéo tại Đại học Rutgers, chỉ số pH vượt quá ngưỡng 4,6 càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. 

Trên thực tế, một số người cũng cho biết khi sử dụng Pink Sauce, nắp chai sẽ bật ra hoặc thậm chí bốc khói, tạo thành một loại khí kỳ lạ. Chuyên gia Benjamin giải thích, đó có thể là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của mầm bệnh.

Nước sốt hồng liệu có an toàn?

pink-sauce-tiktok-1800-16590761245351032222755.jpg

Trong những tháng vừa qua, Carly đã đăng nhiều video trên TikTok để quảng cáo cho loại nước sốt màu hồng tự pha chế của mình.

Pink Sauce không phải là sản phẩm đầu tiên làm dấy lên tranh cãi về vấn đề an toàn thực phẩm. Theo Darin Detwiler, tiến sĩ kiêm phó giáo sư về an toàn thực phẩm tại Đại học Northeastern, ngày càng có nhiều mối quan tâm về mức độ an toàn thực phẩm của các sản phẩm bán trực tiếp cho khách hàng qua những trang mạng điện tử. 

Tiến sĩ Darin chia sẻ thêm: “Một số người mới bắt đầu kinh doanh và hy vọng thu được lợi nhuận không ai có thể sánh bằng. Xu thế này đang diễn ra ngày càng nhiều. Chúng ta không bắt kịp và chưa thể điều chỉnh chính sách quản lý sao cho phù hợp nhất”.

Nhìn chung, những sản phẩm như nước sốt hồng có thể tự làm tại nhà, vẫn cần được đánh giá kỹ càng trước khi tung ra thị trường để hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng. Tiến sĩ Darin cho hay: “Mua thực phẩm từ một công ty hoàn toàn mới và không có tiếng tăm cũng giống như việc mua thịt không rõ nguồn gốc”. Cho đến khi có đủ thông tin và dữ liệu đáng tin cậy, mọi người vẫn không nên dùng những sản phẩm chưa được kiểm tra mức độ an toàn như nước sốt hồng.

Dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều, nữ đầu bếp 29 tuổi vẫn không bỏ cuộc. Carly cho biết sản phẩm của cô đang được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, sản xuất tại một cơ sở có tuân theo các tiêu chuẩn của FDA. Khi nhận được kết quả, cô muốn thử đưa Pink Sauce vào bán tại các cửa hàng. Carly cũng cho biết cô đã nhận được hơn 1000 đơn đặt hàng chỉ trong tuần này.

(Nguồn: Health)

https://afamily.vn/su-that-trao-luu-nuoc-sot-hong-tren-tiktok-20220729134453643.chn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022