truong-vinh-tuong-1712299365583825762935-0-0-450-720-crop-17122994847371066270813.jpgMột học sinh lớp 5 tử vong, nhiều em nhập viện sau khi ăn sáng trước cổng trường?

GĐXH - Hàng chục học sinh tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) nhập viện với các triệu chứng nghi ngộ độc, ngoài ra, một học sinh lớp 5 tử vong chưa rõ nguyên nhân.

Liên quan đến một học sinh lớp 5 tử vong và nhiều em nhập viện sau khi ăn sáng trước cổng trường, ông Bùi Xuân Minh - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, cho biết đã nhận được tin báo và triển khai cho các đơn vị tiến hành điều tra thông tin dịch tễ liên quan vụ việc trên.

Hiện đội ngũ y bác sĩ bệnh viện đang tập trung mọi nguồn lực điều trị cho các em học sinh. Bệnh viện cũng đang phối hợp với cơ quan liên quan làm các bước xét nghiệm nên vẫn chưa thể khẳng định nguyên nhân các em bị nhập viện là gì. Tuy nhiên theo Tiền phong, được biết có món ăn sáng liên quan đến gà.

hoc-sinh-lop5-1712304547702751641074.jpg

Sau khi nghe tin, nhiều phụ huynh đã đến cổng trường để đón con. Ảnh: TP

Trao đổi với PV, một phụ huynh học sinh cho biết: “Sáng 5/4 một số học sinh được gia đình cho tiền tự mua đồ ăn sáng trước các cổng trường. Món ăn của các em bao gồm: cơm gà xé, bánh mì hamburger gà, bánh mì que… Sau khi ăn sáng vào lớp, các em có biểu hiện đau bụng, buồn nôn đã được nhà trường đưa đi cấp cứu”.

Được biết, cách đây 4 ngày (vào ngày 30/3), hàng chục học sinh trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (thành phố Nha Trang) cũng đã nhập viện, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do ăn các món ăn từ gà bán xung quanh trường. Đến ngày 3/4, sức khoẻ những này đã ổn định nên bệnh viện đã cho xuất viện.

Trước đó, ngày 13/3, ngành y tế Khánh Hòa ghi nhận 369 người bị ngộ độc sau ăn tại quán cơm gà Trâm Anh vào bữa trưa và chiều ngày 11-12/3. Nguyên nhân ngộ độc được cho là các món gà, sốt trứng, dưa chua... lây nhiễm chéo các vi khuẩn Salmonella, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus.

Cũng liên quan đến món ăn từ gà, năm 2022, 648 học sinh trường Ischool nhập viện sau bữa ăn trưa, trong đó một ca tử vong. Đây là ca ngộ độc lớn nhất trong khối học đường. Nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn Salmonella từ món cánh gà chưa nấu chín.

Cảnh giác với ngộ độc thực phẩm từ thịt gà

Các món được chế biến từ thịt gà thường rất phổ biến và là món ưa thích của nhiều trẻ em. Tuy nhiên, thịt gà dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được chế biến, bảo quản đúng cách

ngo-do-thuc-pha-tu-ga-17123051143541240686132.jpg

Ảnh minh họa

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính rằng vi khuẩn Salmonella gây ra nhiều bệnh truyền qua thực phẩm hơn bất kỳ loại vi khuẩn nào khác. Gà là một nguồn chính của các bệnh này. Mọi người có thể bị bệnh từ thịt gà bị ô nhiễm nếu các món từ thịt gà chưa được nấu chín hoặc nước từ gà, nước rửa gà tràn ra tủ lạnh hoặc bề mặt bếp và sau đó làm nhiễm bẩn những thứ mọi người sẽ ăn sống như salad, trái cây...

Gà thường nhiễm hai loại vi khuẩn là Campylobacter và vi khuẩn Salmonella. Cả hai loại vi khuẩn này đều được tìm thấy trong thịt đỏ, sữa chưa tiệt trùng, thịt gia cầm, ví dụ như thịt gà và trứng.

Campylobacter và vi khuẩn Salmonella sống trong ruột của gia cầm và các vật nuôi khác được tìm thấy trong các trang trại. Những vi khuẩn này có thể được truyền qua phân của chúng vào chuỗi thức ăn của con người. Chúng cũng có thể truyền sang người sau khi giết mổ gia cầm hoặc động vật. 

Ai có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm

Trong hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng xuất hiện trong khoảng từ 24 đến 48 giờ, bao gồm các triệu chứng như: Sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy

Những người có tình trạng bệnh lý, hệ thống miễn dịch suy yếu (ví dụ như do điều trị ung thư) hoặc trẻ nhỏ, người cao tuổi nếu tiếp xúc nguồn lây; người giết mổ gia cầm sống cũng có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn này.

Cách ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm từ thịt gà

Để an toàn khi chế biến và ăn thịt gà, bạn cần chú ý những điều sau:

rua-thit-ga-17123052096841392556174.jpg

Ảnh minh họa

- Đối với thịt gà sống đông lạnh: Nên bọc kỹ xung quanh thịt gà cẩn thận và đặt chúng ở dưới đáy của tủ đông, tránh tiếp xúc với các loại thực phẩm khác, trong đó có thức uống.

- Không rửa thịt gà sống: Việc nấu nướng sẽ giết chết bất kỳ vi khuẩn nào hiên nay, bao gồm cả vi khuẩn Campylobacter, trong khi đó việc rửa thịt gà sống không cẩn thận có thể làm lây lan mầm bệnh.

- Tẩy rửa kỹ các đồ dùng: Nên rửa thật sạch các đồ dùng nấu ăn, đặc biệt là chiếc thớt dùng để chặt thịt gà. Đồng thời rửa tay kỹ bằng xà bông và nước ấm sau khi xử lý thịt gà sống. Điều này giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn Campylobacter.

- Nấu chín thịt gà triệt để: Khi nấu thịt gà, hãy chắc rằng thịt đã được chín một cách triệt để trước khi bày biện món ăn ra bàn. Bạn có thể cắt thử vào phần thịt dày nhất của gà để kiểm tra xem liệu thịt đã chín hoàn toàn hay chưa.

ngo-doc-la-ngon-17122041434691682971399-0-34-595-986-crop-1712204418088341054807.jpgĂn cơm trưa với 'rau lạ', 2 chị em ở Phú Thọ nguy kịch, phải nhập viện rửa dạ dày

GĐXH - Sau bữa trưa, hai chị em có dấu hiệu ngộ độc lá ngón nên được đưa đến Trung tâm Y tế huyện sơ cứu, rửa dạ dày, sau đó nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022