Uống quá nhiều sắt một lúc, nữ sinh 13 tuổi tử vong đáng tiếc

Tờ Times of India đưa tin, vào tháng 3/2023, một nữ sinh 13 tuổi tại trường trung học ở Ooty (Ấn Độ) tử vong sau khi uống 45 viên sắt cùng lúc.

Được biết trước đó, nữ sinh cùng 5 người bạn cùng thách thức nhau xem ai uống được nhiều sắt nhất thì giành chiến thắng. Hành động thiếu hiểu biết này đã khiến nữ sinh 13 tuổi lên cơn co giật, tử vong sau đó 3 ngày. Những bạn còn lại uống ít sắt hơn nên xuất hiện triệu chứng chóng mặt, được điều trị tại bệnh viện.

tu-vong-do-ngo-doc-sat1-1713177901387685034208.jpg

Uống sắt quá nhiều một lúc, nữ sinh 13 tuổi tử vong đáng tiếc. (Ảnh minh họa)

Những viên sắt này được lén lấy từ trường học. Tại các trường công lập ở Ấn Độ, nhà trường sẽ phát viên uống bổ sung sắt cho học sinh thuộc các lớp 8-12. Việc phát thuốc dựa vào thể trạng, độ tuổi của từng học sinh. Nữ sinh 13 tuổi uống quá nhiều viên sắt một lúc dẫn đến tình trạng ngộ độc sắt, tử vong vô cùng đáng tiếc sau đó.

  • giam-can-1712983114220241645784-0-37-338-578-crop-17129831241411038732171.jpg

    Cô gái trẻ mất thị lực, tổn thương não vì thực phẩm chức năng giảm cân chứa chất cấm được FDA cảnh báo từ rất lâu

Theo BS Đoàn Hải Đăng (có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) cho biết, sắt là một trong những thực phẩm bổ sung quan trọng giúp trẻ thông minh, phát triển bình thường. Tuy nhiên, việc không bổ sung sắt đúng cách lại có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc như trường hợp tử vong vì ngộ độc sắt của nữ sinh 13 tuổi nêu trên.

Mọi người chỉ nên bổ sung sắt nếu mình đang trong giai đoạn đặc biệt như mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ niên thiếu... Ngoài ra, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt hoặc căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu thì cũng cần có lượng bổ sung thích hợp.

Những dấu hiệu tố cáo cơ thể bạn đang thiếu sắt, cần bổ sung gấp

Thông thường, bạn không cần bổ sung sắt. Tuy nhiên nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo thì có lẽ đã đến lúc bạn nên chú ý dùng thực phẩm bổ sung này. Một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt bao gồm:

1. Thường xuyên mệt mỏi

tu-vong-do-ngo-doc-sat2-17131779014271603775687.jpg

Mệt mỏi kéo dài là dấu hiệu cơ thể thiếu sắt. (Ảnh minh họa)

Một dấu hiệu nhận biết thiếu sắt là mệt mỏi bất thường. Triệu chứng này phát sinh do cơ thể bạn cần sắt để tạo ra huyết sắc tố, một loại protein trong tế bào hồng cầu giúp chúng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Khi nồng độ sắt thấp, cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc vận chuyển đủ oxy đến các mô và cơ quan, dẫn đến cảm giác kiệt sức dai dẳng.

2. Móng tay bị lõm

Một dấu hiệu nhận biết thiếu sắt là sự xuất hiện của móng tay hình thìa, móng tay bị mỏng và lõm xuống, về mặt y học gọi là koilonychia.

Triệu chứng này không chỉ phản ánh mối lo ngại về mặt thẩm mỹ mà còn cho thấy lượng sắt trong cơ thể không đủ, ảnh hưởng đến việc sản xuất huyết sắc tố và sức khỏe tổng thể.

3. Thường xuyên cảm thấy lạnh

tu-vong-do-ngo-doc-sat3-17131779013951053611301.jpg

Thường xuyên cảm thấy lạnh có thể cảnh báo bạn bị thiếu sắt. (Ảnh minh họa)

Một dấu hiệu nhận biết thiếu sắt là tăng độ nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Những người không có đủ lượng sắt có thể cảm thấy lạnh bất thường hoặc lạnh tay chân, ngay cả trong môi trường tương đối ấm áp.

Điều này xảy ra bởi sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất huyết sắc tố, cần thiết cho việc vận chuyển oxy trong cơ thể, ảnh hưởng đến việc điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể.

4. Kết quả học tập kém

Đối với trẻ em, việc bổ sung không đủ chất sắt theo thời gian có thể biểu hiện là kết quả học tập kém. Trong một nghiên cứu, điểm toán trung bình ở trẻ thiếu sắt thấp hơn so với trẻ có tình trạng sắt bình thường.

Một đánh giá có hệ thống gồm 50 nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutrients cho thấy, tình trạng thiếu sắt và thiếu máu liên quan đến kết quả học tập trong một số trường hợp. Việc bổ sung sắt trong thời niên thiếu có thể cải thiện hiệu suất học tập, sự chú ý và khả năng tập trung, nhưng cần có nhiều nghiên cứu chất lượng cao hơn để đưa ra kết luận.

5. Ngủ kém

tu-vong-do-ngo-doc-sat4-17131779013421524836540.jpg

Thiếu sắt có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém hơn, rối loạn nhịp thở khi ngủ và các yếu tố khác liên quan đến giấc ngủ. (Ảnh minh họa)

Nồng độ sắt đầy đủ trong cơ thể sẽ hỗ trợ sản xuất serotonin và dopamine. Đây là những chất dẫn truyền thần kinh cần thiết để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ.

Các nghiên cứu cho thấy, thiếu sắt có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém hơn, rối loạn nhịp thở khi ngủ và các yếu tố khác liên quan đến giấc ngủ.

6. Luôn lo lắng

Sự lo lắng có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, từ yếu tố di truyền đến trải nghiệm cuộc sống. Ít được biết đến là việc thiếu chất sắt cũng có thể liên quan đến việc gia tăng lo lắng. Sắt rất quan trọng để hỗ trợ sức khỏe não bộ, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh và chức năng não.

7. Mắc hội chứng pica

Một dấu hiệu hấp dẫn của tình trạng thiếu sắt là tình trạng pica. Pica được đặc trưng bởi sự thèm ăn những chất không có giá trị dinh dưỡng, chẳng hạn như đá, đất, đất sét... Hành vi ăn uống bất thường này thường là cách cơ thể báo hiệu sự thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt. Phụ nữ mang thai và trẻ vị thành niên có nguy cơ mắc chứng pica cao nhất.

Theo BS Đoàn Hải Đăng, nếu bạn có một vài dấu hiệu trong số 7 dấu hiệu thiếu sắt trên thì rất nên bổ sung sắt để "bơm máu" cho cơ thể. Hiện nay, ngoài thị trường có nhiều loại sắt khác nhau ở những dạng khác nhau như dạng viên, dạng nước, siro... 

Một số thực phẩm bổ sung sắt dễ hấp thu, dễ uống mà bạn có thể tham khảo là: thuốc sắt Tardyferon B9 phòng thiếu sắt và acid folic, thuốc sắt Ferrovit, Blackmores Bio Iron Advanced...

thuoc-sat-17131768603931399973429.jpg

Thuốc sắt Tardyferon B9 phòng thiếu sắt và acid folic. (Ảnh: Internet)

Bạn có thể dễ dàng mua thực phẩm bổ sung sắt TẠI ĐÂY

Chuyên gia khuyến cáo, khi dùng thực phẩm bổ sung sắt hãy làm theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Để biết chính xác tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở mức độ nào, bạn nên đi làm xét nghiệm máu để tăng lượng sắt cần bổ sung cũng như liều sắt chuẩn xác nhất, tránh ngộ độc cũng như bổ sung mãi không thấy tác dụng...

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022