GĐXH - Rau dền chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, lại có công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, rau dền không phải thích hợp với tất cả mọi người.
Ngày 29/3, khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết đơn vị mới tiếp nhận người phụ nữ tên H.T.V.H (53 tuổi, ở xã Yên Phúc, huyện Văn Quan). Chị được Trung tâm Y tế huyện Văn Quan chuyển đến trong tình trạng tỉnh, mệt mỏi nhiều, đau bụng, nôn.
Theo lời kể, chị H cùng người nhà và hàng xóm nhặt được một loại hạt lạ, hình dáng gần giống hạt dẻ nên mang về cùng ăn. 30 phút sau, chị buồn nôn, đau bụng, đi ngoài nhiều. 17 người cùng ăn loại hạt này cũng có triệu chứng tương tự, một số người được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Văn Quan điều trị.
Riêng chị H. do ăn số lượng nhiều hơn, các triệu chứng nặng hơn nên được trung tâm y tế huyện chuyển đến bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị. Chị được chẩn đoán ngộ độc, xử trí rửa dạ dày cấp cứu, bơm than hoạt, bù dịch, điện giải. Sau xử trí, chị ổn định, kết quả xét nghiệm chức năng gan thận, chuyển hoá trong giới hạn bình thường nên đã được xuất viện.
Từ loại hạt do gia đình người bệnh mang đến, các bác sĩ xác định đây là hạt của cây trẩu, chứa chất độc saponosid. Hạt trẩu chứa dầu béo, thường dùng để pha sơn hoặc dùng làm phân bón, thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu.
Do chứa độc tính nên người bệnh sau khi ăn phải hạt cây trẩu từ 30 phút đến 4 giờ sẽ có các triệu chứng tức ngực, đau đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy. Trường hợp nặng có thể đại tiện ra máu, đau đớn toàn thân, khó thở, co giật, tê liệt và tử vong.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên ăn các quả, hạt khi không biết rõ nguồn gốc. Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
GĐXH - Rau dền chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, lại có công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, rau dền không phải thích hợp với tất cả mọi người.
Phụ nữ mang thai nên kiêng gì khi được chuẩn đoán tiểu đường và lượng sắt thấp