do-duong-huyet-cho-nguoi-benh-tieu-duong-1743497857366445639341-0-0-327-523-crop-17434979892551338058585.jpgĐo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Mắc bệnh tiểu đường, bà Phạm Thị L. (71 tuổi, ở Thanh Sơn, Phú Thọ) nhiều năm qua đã phải sống chung bệnh. Người bệnh thường xuyên bị hạ đường huyết và chỉ số HbA1c (đường máu trung bình 3 tháng) quá cao. Gần đây, tình trạng nặng hơn, đường huyết tăng giảm thất thường, thường xuyên mệt mỏi. Mặc dù đã đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng không thấy cải thiện. Vừa qua, bà đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để thăm khám.

dieu-chinh-duong-huyet-khi-bi-tieu-duong-17436433408641244479908.jpg

Sau khi được ThS.BS Dương Thị Kim Ngân, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường thăm khám và tư vấn, người bệnh đã rất tin tưởng và quyết định điều trị theo phác đồ của các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ – nơi gần nhà hơn, đỡ tốn kém chi phí và thời gian.

Người bệnh nhập viện tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn, có đặc điểm khuôn mặt kiểu hình Cushing, đồng thời bị đau khớp vai phải nghiêm trọng, hạn chế vận động và ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

Sau khi được bác sĩ thăm khám và thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu, kết quả cho thấy đường huyết dao động lớn, với mức thấp nhất là 4,7 mmol/l và cao nhất lên đến 19,3 mmol/l. Đặc biệt, người bệnh thường xuyên xuất hiện các cơn hạ đường huyết xa bữa ăn nhưng đường huyết sau ăn lại rất cao. Chỉ số HbA1c đo được là 12,5%. Ngoài ra, xét nghiệm Cortisol máu ghi nhận mức rất thấp, chỉ 10 nmol/l. Người bệnh được chẩn đoán suy tuyến thượng thận do thuốc.

Người bệnh được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng. Đồng thời, phác đồ điều trị cũng được điều chỉnh phù hợp, bao gồm: hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tầm soát toàn diện các biến chứng của đái tháo đường, dùng Hydrocortisol để điều trị suy tuyến thượng thận và phục hồi chức năng khớp vai phải – vấn đề đã gây đau nhức, khó chịu kéo dài, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sau một tuần điều trị, người bệnh đã đạt được những kết quả hơn cả mong đợi. Nhờ điều chỉnh kỹ thuật và vị trí tiêm Insulin, kết hợp với hướng dẫn chế độ ăn và luyện tập phù hợp cho người bệnh đái tháo đường, liều Insulin và thuốc uống đã giảm đáng kể. Đặc biệt, những cơn hạ đường huyết không còn xuất hiện, đường huyết được kiểm soát tốt, độ dao động giảm rõ rệt. Điều này giúp người bệnh khỏe khoắn, tự tin hơn trong sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện đáng kể.

Ngày được ra viện, người bệnh Phạm Thị Lâm xúc động chia sẻ: "Tôi cảm ơn bác sĩ Ngân và đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ rất nhiều. Nhờ các bác sĩ đã giúp tôi ổn định sức khỏe mà không cần đi xa. Tôi chắc chắn sẽ tiếp tục dùng thuốc, theo dõi đường huyết và tái khám định kỳ theo đúng lời dặn dò của bác sĩ để duy trì một sức khỏe tốt."

Qua trường hợp người bệnh Lâm, ThS. BS Dương Thị Kim Ngân có lời khuyên tới người bệnh: Đái tháo đường không những cần kiểm soát tốt đường huyết mà còn phải quan tâm đến sức khỏe tổng thể. Một kế hoạch điều trị cá nhân hóa, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp theo dõi chặt chẽ sẽ giúp người bệnh sống khỏe, sống vui mỗi ngày.

do-duong-huyet-cho-nguoi-benh-tieu-duong-1743477876562284310289-18-0-338-512-crop-1743478032053696956078.jpgĐo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

benh-tieu-duong5-17431404851111464430986-0-0-1000-1600-crop-17431405074701668259065.pngDấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giác

GĐXH - Đường huyết tăng cao là dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022