
GĐXH - Người đàn ông bị sỏi bàng quan chèn ép nhập viện trong tình trạng đau bụng, tiểu buốt kéo dài, cảm giác căng tức vùng bụng dưới, tiểu ngắt quãng và khó chịu nhiều ngày...
Người bệnh vỡ bàng quang tự phát có tiền sử nhồi máu não
Theo thông tin từ BVĐK Xuyên Á, bà N.T.V (63 tuổi, Tây Ninh) nhập viện cấp cứu trong tình trạng chướng bụng, khó thở, lơ mơ. Người nhà bệnh nhân cho biết, khoảng hai ngày trước khi nhập viện, bà V. có biểu hiện đau hông lưng hai bên, tiểu nhiều lần qua tã nhưng tổng số lượng rất ít, đau nặng bụng. Nghi ngờ bà bị bí tiểu nên gia đình nhanh chóng đưa bà đến viện khám.
Được biết, bà V. có tiền căn đột quỵ nhồi máu não để lại di chứng khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu. Đây chính là nguyên nhân khiến chức năng bàng quang của bà không toàn vẹn, bàng quang chỉ có khả năng chứa đựng nước tiểu mà không có khả năng co bóp để tống xuất nước tiểu ra ngoài như người bình thường.
Qua các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ cho biết bàng quang của bệnh nhân căng, nhiều dịch ổ bụng, hai thận ứ nước, xét nghiệm máu lại thấy tình trạng suy thận.

Nghi ngờ tình trạng vỡ bàng quang tự phát trong phúc mạc, các bác sĩ Khoa Ngoại Tiết Niệu đã chỉ định người bệnh nội soi bàng quang. Kết quả soi ghi nhận niêm mạc bàng quang phù nề, nước tiểu đục, có lỗ thủng nhỏ ở thành sau bàng quang gần đỉnh bàng quang với kích thước 5mm. Đây là một trong những trường hợp vỡ bàng quang trong phúc mạc hiếm gặp.
BS. Phan Huy Thông – Khoa Ngoại Tiết Niệu Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết, trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời, vỡ bàng quang trong phúc mạc làm nước tiểu ngấm vào khoang bụng và lâu ngày hiện tượng viêm phúc mạc sẽ xảy ra, bệnh nhân sẽ tử vong trong bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc.
Trước tình trạng trên, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng khâu lại bàng quang vỡ. Trong quá trình phẫu thuật, ekip đã hút ra được hơn 1000ml nước tiểu trong ổ bụng".
Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân ổn định, các chỉ số sinh tồn ổn định.
Vỡ bàng quang tự phát là gì?
Theo BS. Phan Huy Thông, vỡ bàng quang tự phát là tình trạng bàng quang bị rách hoặc thủng mà không do chấn thương trực tiếp từ bên ngoài, như tai nạn giao thông hoặc va đập. Thay vào đó, nó xảy ra do các yếu tố nội tại làm tăng áp lực trong bàng quang hoặc làm suy yếu thành bàng quang (do tình trạng bàng quang hỗn loạn thần kinh hoặc viêm bàng quang mạn tính do xạ trị), dẫn đến vỡ.
Như trường hợp của bệnh nhân V. là một ví dụ điển hình của vỡ bàng quang do bàng quang hỗn loạn thần kinh giảm trương lực, với các triệu chứng của vỡ bàng quang phát hiện muộn như đau bụng cấp, tiểu nhiều lần với số lượng rất ít hoặc không có nước tiểu, xét nghiệm máu cho thấy ure và creatinin máu tăng cao có thể nhầm lẫn do suy thận nhưng thực ra là do phúc mạc hấp thu những chất này từ nước tiểu nằm lâu ngày trong ổ bụng.
Thông thường những triệu chứng vỡ bàng quang không điển hình, chỉ khi các bác sĩ nghĩ đến chẩn đoán này mới thực hiện các cận lâm sàng hướng đến chẩn đoán mới phát hiện được.
Nguyên nhân gây bệnh vỡ bàng quang tự phát

Ảnh minh họa
Vỡ bàng quang tự phát thường liên quan đến các yếu tố sau:
Nhịn tiểu quá lâu: Bàng quang căng đầy nước tiểu trong thời gian dài, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền như tăng sinh tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, sỏi bàng quang, hoặc sỏi niệu đạo, có thể làm tăng áp lực và dẫn đến vỡ.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm bàng quang hoặc nhiễm khuẩn mạn tính có thể làm suy yếu thành bàng quang, tăng nguy cơ vỡ.
Lạm dụng bia rượu: Nồng độ cồn cao trong máu có thể ức chế thần kinh, làm mất cảm giác buồn tiểu, dẫn đến bàng quang căng quá mức và vỡ.
Bệnh lý nền: Các tình trạng như bí tiểu mạn tính, tăng sinh tuyến tiền liệt, hoặc các tổn thương ở não và cột sống cũng có thể làm tổn thương trung tâm kiểm soát việc đi tiểu nằm ở tủy sống cũng có thể góp phần gây ra vỡ tự phát.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh vỡ bàng quang tự phát
Vỡ bàng quang tự phát thường có các biểu hiện như: Đau bụng dữ dội, đặc biệt ở vùng hạ vị (dưới rốn); Không thể đi tiểu hoặc đi tiểu khó khăn; Sốt, buồn nôn, hoặc dấu hiệu nhiễm trùng nếu nước tiểu rỉ vào ổ bụng; Có máu trong nước tiểu (tiểu máu) hoặc đau ngực, đau đầu nếu có tổn thương kèm theo.
Cách phòng ngừa vỡ bàng quang tự phát
- Tránh nhịn tiểu quá lâu, đặc biệt nếu có bệnh lý đường tiết niệu.
- Hạn chế lạm dụng bia rượu.
- Điều trị sớm các bệnh lý như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi bàng quang, hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm như đái tháo đường, tai biến mạch máu não,…,
- Kiểm tra tốt chức năng đường niệu dưới trên những bệnh nhân này nhất là những bệnh nhân hạn chế vận động và chăm sóc kém.

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

GĐXH - Các bác sĩ tại một bệnh viện ở Đắk Lắk vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân nam bị sỏi bàng quang. Đặc biệt, viên sỏi nặng tới 700g.