Số liệu được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) công bố ngày 18/2, cho rằng đây là một trong những thách thức trong chăm sóc dinh dưỡng tại thành phố. Quá trình đô thị hóa, lối sống ít vận động, nhận thức về dinh dưỡng hạn chế, sự mất cân đối trong chế độ ăn uống như tiêu thụ ít rau xanh, trái cây, thói quen ăn mặn, nhiều chất béo... đã góp phần gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì ở các lứa tuổi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.

Trên cả nước, một người Việt trưởng thành tiêu thụ 8,1 g muối trong một ngày, theo Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPS) năm 2021. Con số này đã giảm so với mức 9,4 g của năm 2015, song vẫn còn cao. Theo các chuyên gia, ăn mặn làm tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn là những nguồn thực phẩm chứa nhiều muối và natri. Tại Việt Nam, mức tiêu thụ thức ăn nhanh đang gia tăng, theo Bộ Y tế. Một nghiên cứu trước đây với 467 người trong độ tuổi 19-39 tại TP HCM cho thấy 47% thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh. Tỷ lệ này cao hơn ở nam giới và thanh thiếu niên (16-24 tuổi). 47% ở lại nhà hàng bán đồ ăn nhanh hơn 60 phút.

z5851114562739-381984fc67fbcf7-5613-7951-1739886740.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=z8KuWn7FgKUZoIUIuv2-8Q

Làng muối ở Việt Nam. Ảnh: Dũng Nhân

BS.CK1 Nguyễn Ngọc Thùy Dương, Phó giám đốc HCDC, cho biết trong năm 2024, thành phố đã đạt được mục tiêu giảm tình trạng thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ em. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi duy trì mức thấp 4,5%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 5,8%, chưa ghi nhận tình trạng thiếu vitamin A trên lâm sàng.

Ngành y tế TP HCM tiếp tục tư vấn cải thiện bữa ăn gia đình và suất ăn tập thể, truyền thông hạn chế tiêu thụ muối, đường, dán nhãn cảnh báo chất béo xấu... Đẩy mạnh dinh dưỡng tiết chế tại bệnh viện, người bệnh đến khám và nằm viện cần được sàng lọc, đánh giá và can thiệp dinh dưỡng phù hợp.

Lê Phương

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022